Chỉ thị 12/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu | 12/2012/CT-UBND |
Ngày ban hành | 29/08/2012 |
Ngày có hiệu lực | 08/09/2012 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Trương Tấn Thiệu |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2012/CT-UBND |
Đồng Xoài, ngày 29 tháng 8 năm 2012 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Bưu chính, Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong những năm gần đây, sự phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy các dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển vượt bậc, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận các dịch vụ bưu chính, viễn thông nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động bưu chính, viễn thông vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chưa đầy đủ nên hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển thiếu tính tổng thể, đồng bộ và chưa bền vững.
Để tăng cường phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông hiệu quả, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn mạng lưới, đồng thời cải thiện mỹ quan, môi trường, nhất là ở khu vực đô thị, UBND tỉnh chỉ thị:
a) Về Bưu chính
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống Bưu điện Văn hóa xã hoạt động, phát triển và cung cấp được nhiều dịch vụ bưu chính đáp ứng nhu cầu của người dân; quan tâm thực hiện Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam”, có biện pháp phổ biến lợi ích Dự án này mang lại và tổ chức phối hợp triển khai để Dự án đạt hiệu quả thiết thực.
- Ưu tiên tạo điều kiện cho mạng bưu chính công cộng được hoạt động an toàn, hiệu quả.
b) Về Viễn thông
- Công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường phố, đường điện để thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình.
- Cáp viễn thông, thiết bị viễn thông được phép lắp đặt trong công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, công trình đầu mối kỹ thuật ngầm, phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực viễn thông phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh; xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp. Không bắt buộc chuyển mục đích sử dụng đất đối với các công trình xây dựng có quy mô nhỏ và mang tính đặc thù về hạ tầng kỹ thuật ngành viễn thông như: trạm máy, cột dây thông tin, cống, bể cáp, cột ăng ten.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo, kiểm tra các doanh nghiệp bưu chính trong việc tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính, chuyển phát và các dịch vụ công về bưu chính.
b) Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT ngày 28/6/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính.
c) Rà soát, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.
d) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm định các thiết bị đo lường bưu chính theo quy định hiện hành.
e) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, Bưu điện tỉnh tổ chức triển khai Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” tại các điểm Bưu điện Văn hóa xã đã được ký kết tiếp nhận Dự án.
f) Tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề liên quan theo định kỳ và đột xuất (khi có yêu cầu).
g) Rà soát, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một số quy định không còn phù hợp về quy trình, thủ tục cấp phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
h) Triển khai, định hướng và theo dõi việc thực hiện Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương và sự phát triển của ngành bưu chính, viễn thông, tham mưu điều chỉnh Quy hoạch phù hợp (nếu cần).
i) Tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các quy trình quản lý hạ tầng mạng viễn thông; quy định ngầm hóa mạng ngoại vi, dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông (trụ ăngten, cống bể, đường truyền dẫn, thiết bị…).
j) Chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về xây dựng, lắp đặt, sử dụng các công trình viễn thông của các tổ chức, cá nhân; xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã xây dựng quy định, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp trong vấn đề quy hoạch, xây dựng mạng lưới các công trình bưu chính, viễn thông, các trụ ăng ten phù hợp với quy hoạch đô thị của tỉnh.
a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã; các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các chương trình, đề án, quy định ngầm hóa mạng ngoại vi phù hợp với quy hoạch của từng thời kỳ.
b) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn đưa hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là nội dung bắt buộc phải có (điểm c, khoản 1, điều 37 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP) khi lập thiết kế cơ sở xây dựng hệ thống cầu, đường.