Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2023 tổ chức quản lý, điều hành ngân sách nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 10/CT-UBND
Ngày ban hành 29/12/2023
Ngày có hiệu lực 29/12/2023
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Lê Ngọc Khánh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 29 tháng 12 năm 2023

 

CHỈ THỊ

VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Năm 2024 là năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2023 - 2025, đồng thời là năm thứ tư triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2025 đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII nhiệm kỳ 2020 - 2025 thông qua.

Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch ngân sách năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh giao, nhằm tạo động lực thúc đẩy thực hiện mục tiêu của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ban QLDA chuyên ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2024 trên địa bàn theo quy định tại các văn bản sau: Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước; Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước trong tháng 12 năm 2023 và những tháng đầu năm 2024; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Công văn số 4493-CV/TU ngày 03 tháng 12 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong triển khai thực hiện đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

2. Về tổ chức quản lý và điều hành thu ngân sách

a) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức triển khai thực hiện ngay các giải pháp điều hành thu ngân sách được giao, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách đã được Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2024.

- Thường xuyên rà soát, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố thuận lợi trong việc thành lập mới và mở rộng sản xuất kinh doanh. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy mạnh việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án; nâng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, CCN để tạo công ăn, việc làm cho người lao động, nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Hiện đại hóa công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là các nguồn thu mới phát sinh; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

- Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác thu hút và quản lý các nguồn thu phát sinh trên địa bàn tỉnh.

- Khẩn trương tham mưu ban hành kịp thời và tổ chức có hiệu quả kế hoạch sử dụng đất hàng năm, ban hành hệ số giá đất, quyết định phương án giá đất cụ thể … Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện để người dân thực hiện nghĩa vụ với nhà nước khi thực hiện các thủ tục về đất đai, nhất là đối với các cá nhân, hộ gia đình còn nợ tiền sử dụng đất.

- Thực hiện nghiêm quy định huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp được hưởng lợi, qua đó tạo nguồn lực để đóng góp đầu tư, sửa chữa các công trình trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện phương án sắp xếp lại nhà, xử lý nhà, đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tiếp tục thực hiện sắp xếp lại, xử lý xe ô tô, thiết bị bảo đảm theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai. Rà soát, triển khai thực hiện các giải pháp khai thác hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản kết cấu hạ tầng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

- Thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện; đôn đốc các doanh nghiệp nhà nước nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại khi trích lập các quỹ theo quy định; thực hiện nộp ngân sách nhà nước số cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần; đẩy nhanh công tác quyết toán đối với doanh nghiệp đã thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thu về ngân sách nhà nước. Tiếp tục rà soát, thực hiện các biện pháp giảm mức phí, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị,... trước khi đầu tư các dự án, nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai.

- Khẩn trương nghiêm túc thực hiện kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nhất là các kiến nghị liên quan xử lý tài chính ngân sách.

- Phối hợp với cơ quan thu trên địa bàn trong công tác quản lý thu, chống thất thu, hoàn tất các cuộc thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu đầy đủ các khoản thu theo kết luận của thanh tra, kiểm toán vào ngân sách nhà nước, thu hồi nợ thuế.

b) Cục Thuế, Cục Hải quan chủ trì:

- Khẩn trương xây dựng kế hoạch thu ngân sách hàng tháng, trong đó nêu rõ các nguồn thu, các cơ sở để thực hiện thu; các cơ quan thực hiện và giải pháp để phấn đấu thực hiện đối với từng khoản thu ngân sách hàng tháng.

- Tổ chức quyết liệt các giải pháp đôn đốc thu, nộp ngân sách theo quy định nhằm phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước và thu ngân sách địa phương năm 2024.

- Kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước. Đôn đốc thu đối với số thuế được gia hạn đến hạn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đẩy nhanh công tác hoàn thuế, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và theo đúng quy định.

- Rà soát toàn bộ nguồn phát sinh thu, số thuế còn được gia hạn, nắm chắc đối tượng nộp ngân sách trên địa bàn, lĩnh vực để có giải pháp quản lý thu phù hợp, hiệu quả, khai thác các nguồn thu còn dư địa, tiềm năng như kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử, dịch vụ giải trí, ăn uống, xăng dầu....

- Tăng cường công tác thanh tra thuế, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế, hoàn thuế, phát hiện, xử lý kịp thời gian lận thuế, hóa đơn.

- Tăng cường phòng chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, chuyển nhượng bất động sản,...

- Thường xuyên rà soát, cập nhật những thay đổi của các chế độ, chính sách về quản lý các khoản thu ngân sách, nhất là những thay đổi trong chế độ, chính sách làm giảm thu ngân sách địa phương. Trên cơ sở đó tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét, hỗ trợ ngân sách địa phương trong công tác thu ngân sách, bảo đảm hoàn thành dự toán được Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính để tổng hợp chung.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý thu ở tất cả các khâu như đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, thực hiện phân tích rủi ro, thanh kiểm tra, nợ thuế, hóa đơn, lệ phí trước bạ, phí, lệ phí, ... Đồng bộ, kết nối cơ sở dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước để quản lý đối với các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên khoáng sản,...

- Tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện nghiêm Luật Quản lý thuế, chống thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại; đôn đốc thu hồi nợ thuế, giảm nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ và thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời và đúng quy định cho doanh nghiệp và người dân.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ