Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 707/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/08/2017
Ngày có hiệu lực 17/08/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Mùa A Sơn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 707/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 17 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2016 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức, lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020; Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016 - 2015, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân để xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được tiếp cận hệ thống giáo dục, được học tập thường xuyên và học suốt đời. Thực hiện công bằng trong giáo dục và đào tạo, ưu tiên phát triển giáo dục những địa bàn khó khăn, tạo cơ hội để các nhóm dân cư nghèo, nhóm dân cư yếu thế được đi học. Nhà nước giữ vai trò định hướng trong phát triển giáo dục phổ cập để nâng cao dân trí và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong xã hội và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn một cách có hiệu quả; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục mầm non và đào tạo nghề.

2. Phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện con người, tạo lập đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có thể lực và đạo đức nghề nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập khu vực, quốc tế; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thường xuyên, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu không ngừng học hỏi, trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao của nhân dân.

3. Phát triển giáo dục và đào tạo có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh: Giáo dục phổ thông là nền tảng; đào tạo nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức là khâu cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế, xã hội của tỉnh. Mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, để đổi mới phương pháp dạy học học tập, kiểm tra đánh giá, công cụ dạy và học, đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo.

4. Phát triển giáo dục và đào tạo trên cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các cấp học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

5. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo, trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả của các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện có và đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với phân bố dân cư và kinh tế trong tỉnh để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận các cơ sở giáo dục và đào tạo. Kết hợp với tăng cường, mở rộng hợp tác, liên kết trong nước, trong khu vực và quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là các mô hình giáo dục và đào tạo có trình độ và chất lượng cao. Liên kết chặt chẽ Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh với Quy hoạch mạng lưới giáo dục và đào tạo chung của các tỉnh miền núi phía Bắc và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

a) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

b) Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh, phù hợp với quy luật phát triển khách quan. Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu tính liên thông hiện nay sang hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, đảm bảo liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức đào tạo, tạo điều kiện cho người dân học tập suốt đời, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.

c) Phát triển mạng lưới, quy mô trường, lớp, khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục và đào tạo nhất là ngoài công lập; quan tâm đến vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Sắp xếp lại hệ thống các trường nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo. Hình thành từng bước các trường, lớp trọng điểm có chất lượng cao.

d) Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học: Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, các trường chuyên biệt, trường nội trú, bán trú. Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

e) Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước.

f) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; chuẩn bị sẵn sàng một nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể tận dụng các cơ hội mà cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Tập trung đào tạo, nâng cao tỷ lệ, chất lượng lao động qua đào tạo; tăng cường đào tạo nghề, chú trọng đào tạo lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn. Quan tâm đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi, cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số. Chú trọng nâng cao tác phong, kỹ năng làm việc cho người lao động.

g) Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý giáo dục; bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong giảng dạy và quản lý giáo dục.

h) Tăng cường, mở rộng hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo. Tăng cường hợp tác đào tạo với các tỉnh phía Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các tỉnh phía Bắc Vương quốc Thái Lan để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

[...]