Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 08/CT-UBND
Ngày ban hành 05/04/2021
Ngày có hiệu lực 05/04/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Trịnh Việt Hùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-UBND

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 4 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh trên địa bàn tỉnh, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu vật chất và sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng về khối lượng chất thải rắn (CTR) nói chung và chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) nói riêng. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực nên một số địa phương trong tỉnh chưa thực sự quan tâm đúng mức cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn; hạ tầng thu gom, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển và xử lý rác thải chưa đáp ứng với tình hình thực tế; việc phân loại rác thải tại nguồn mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm, chưa đem lại kết quả thiết thực; rác thải vẫn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp hoặc bằng các lò đốt cỡ nhỏ không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải trong thời gian qua có sự giao thoa, chồng chéo, chưa phù hợp với nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm. Các vấn đề nêu trên đã và đang làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn, đặc biệt là công tác quản lý rác thải.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý CTR hiện nay, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý CTR, trong đó chú trọng công tác phân loại rác thải tại nguồn, áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến hiện đại, tận dụng các thành phần có ích trong chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sản xuất, hạn chế tối đa việc phát sinh chất thải thứ cấp cần xử lý, thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ thị:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tchức triển khai các quy định về quản lý chất thải rắn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể gồm: Xây dựng các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng, chất thải bồn cầu, rác thải, chất thải cồng kềnh và phân công cụ thể trách nhiệm tổ chức thực hiện đến từng sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Xây dựng kế hoạch thu gom, phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo hoàn thành việc phân loại rác thải tại nguồn trước 31/12/2024 theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

b) Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật thu gom, phân loại rác thải tại nguồn; cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hp vệ sinh đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn cụ thể. Nghiên cứu giải pháp xử lý rác thải quy mô liên huyện, áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để tái chế, thu hồi tài nguyên, năng lượng từ rác thải nhằm phấn đấu đến hết năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 30%.

c) Thực hiện nghiêm công tác thẩm định, đánh giá các tiêu chí về môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc tổ chức phân loại rác thải tại nguồn; việc thu gom, xử lý vỏ bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón thải bỏ; việc xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại, gia trại, hộ gia đình ở địa phương.

d) Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi toàn tỉnh.

đ) Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chất thải rắn để quản lý các phương tiện, tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải nguy hại, rác thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

e) Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý chất thải trong Đề án tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày ngày 24/02/2021. Theo dõi, đôn đốc, tổng hp tình hình thực hiện triển khai Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 28/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 10/01 hằng năm.

2. Sở Xây dựng

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện rà soát quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh đã được phê duyệt; đề xuất phương án quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung quy mô cấp tỉnh hướng tới việc xử lý rác thải liên huyện nhằm thu hút các dự án xử lý rác thải có công suất lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại có thu hồi tài nguyên, năng lượng từ rác thải vào đầu tư tại tỉnh; bổ sung phương án quy hoạch các điểm xử lý chất thải rắn xây dựng, chất thải bồn cầu để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dng và tổ chức thực hiện quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu các giải pháp tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng.

c) Đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật của các điểm tập kết, trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình thẩm định, tham gia ý kiến các đồ án quy hoạch theo thẩm quyền. Hướng dẫn UBND cấp huyện rà soát, đánh giá sự phù hợp của các vị trí tập kết, trung chuyển, khu xử lý rác thải với các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và với nhu cầu thực tế để xem xét điều chỉnh và đề xuất bổ sung vào Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

d) Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn phù hợp với việc phân loại rác thải tại nguồn ở các tổ hợp công trình cao tầng, các trung tâm thương mại có chức năng hỗn hợp; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch, bố trí điểm tập kết, trung chuyển rác thải trong các đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.

đ) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Hướng dẫn, giám sát các địa phương, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tổ chức thực hiện việc thu gom, vận chuyển vỏ bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón thải bỏ theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường và chuyển giao cho các đơn vị đủ chức năng được cấp phép xử lý theo quy định; không để lẫn các loại chất thải trên vào rác thải sinh hoạt, không được phép đốt tự nhiên ngoài trời và đổ thải bừa bãi.

b) Hướng dẫn các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử lý chất thải chăn nuôi, tái chế các phụ phẩm nông nghiệp; tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ việc tiêu hủy xác xúc vật chết và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường; tổ chức xây dựng chuỗi liên kết từ các trang trại chăn nuôi đến các đơn vị sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch trên địa bàn để tận thu chất thải, giảm thiểu phát thải ra môi trường.

4. Sở Y tế

a) Chủ trì triển khai, hướng dẫn, giám sát việc tổ chức thực hiện thu gom chất thải y tế theo mô hình cụm đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 20/6/2020 về thu gom vận chuyển xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.

b) Tăng cường hướng dẫn các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn, thực hiện phân loại triệt để chất thải rắn tại nguồn, thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

5. Sở Công thương

a) Chủ động theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại địa phương đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn quốc gia đã được phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 32/2015/TT-BTC ngày 8/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn.

b) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn phù hợp Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 5/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam; xây dựng cơ chế nhằm đơn giản hóa các thủ tục đấu nối và bán điện đối với các nhà máy phát điện sử dụng chất thải rắn theo quy định.

c) Hoàn thiện trình phê duyệt và tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án giải pháp giảm sản xuất, sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án theo quy định.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

[...]