Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độ thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 06/CT-UBND
Ngày ban hành 13/04/2018
Ngày có hiệu lực 13/04/2018
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Đặng Minh Thông
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 13 tháng 4 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU”

Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước tăng cường chỉ đạo cùng với các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý, đảm bảo ATTP tạo nhiều sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên tình trạng vi phạm về ATTP vẫn diễn biến phức tạp, gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Đặc biệt tình trạng kinh doanh, sử dụng phụ gia không đúng quy định; tình trạng sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép vẫn còn tồn tại rất phổ biến; thực phẩm tại các chợ nhiễm các chất cấm, chưa kiểm soát nguồn gốc. Qua kết quả số liệu đánh giá năm 2017 cho thấy tình trạng sản phẩm nước uống đóng chai nhiễm vi sinh; tình trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn phổ biến; các mẫu thực phẩm tươi sống nhiễm vi sinh còn ở mức cao. Trong khi đó công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo ATTP còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình ngộ độc thực phẩm tập thể với số trường hợp mắc hàng loạt đang có chiều hướng gia tăng tại các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn.

Nguyên nhân chủ yếu là do người sản xuất, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, không tuân thủ nghiêm quy định ATTP, lạm dụng sử dụng hóa chất trong bảo quản bất chấp hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra cho sức khỏe người tiêu dùng, bên cạnh đó hệ thống quản lý ATTP chưa thực sự quan tâm và thiếu tập trung trong quản lý ATTP, chậm phát hiện và không kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm. Việc tuyên truyền còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội. Chưa phát huy tốt vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội và người dân tham gia giám sát bảo đảm ATTP.

Để tăng cường công tác đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm, từng bước khắc phục những tồn tại như đã nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ thị:

1. Các ngành Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch đảm bảo ATTP theo trọng tâm của từng ngành, địa phương; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP.

- Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi: đầu tư nghiên cứu và thay đổi phương thức truyền thông cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhằm cải thiện thái độ, hành vi của người kinh doanh thực phẩm. Phân tích đối tượng (ngư dân, người tiêu dùng, người kinh doanh, chế biến) để tuyên truyền, chia từng vùng để tuyên truyền cho phù hợp như vùng biển tuyên truyền phòng chống cá nóc, con so; vùng đô thị tuyên truyền về thức ăn đường phố, chọn lựa thực phẩm an toàn; tập trung tuyên truyền cho nhóm đối tượng phụ nữ là những người chế biến thực phẩm tại gia đình.

- Thông tin kịp thời các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP; hướng dẫn cho người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng biết về các nguy cơ gây mất ATTP; phân biệt, lựa chọn sản phẩm bảo đảm ATTP, sản phẩm được kiểm soát, chứng nhận bảo đảm ATTP.

- Thường xuyên cập nhật kịp thời và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả thanh tra, kiểm tra, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các vụ việc, hành vi vi phạm ATTP để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm không bảo đảm an toàn. Bên cạnh việc phê phán những tồn tại, yếu kém tại cơ sở cần biểu dương các điển hình tiên tiến trong lĩnh vực ATTP tập trung vào những cơ sở quan tâm đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật hoặc các biện pháp tiên tiến trong kiểm soát ATTP.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất về ATTP trong phạm vi được phân công quản lý, giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP, đưa tin về kết quả giải quyết các sự cố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở không đủ điều kiện để sản xuất, kinh doanh, không đủ điều kiện bảo đảm ATTP để ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm, xử lý cao nhất đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP để mang tính răn đe.

2. Sở Y tế.

- Chủ động xây dựng kế hoạch giám sát mối nguy ATTP, lồng ghép trong công tác thanh kiểm tra cơ sở lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm về vi sinh, hóa học để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và có thông tin cảnh báo sớm tới cộng đồng.

- Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả phòng chống ngộ độc thực phẩm, phân tích về nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục, ngăn ngừa ngộ độc hàng loạt tiếp tục xảy ra.

- Xây dựng kế hoạch diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm.

- Kiểm soát ATTP tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, cơ quan, nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh, hạn chế thấp nhất xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể trên 30 người mắc tại các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn và các điểm dịch vụ ăn uống phục vụ các đoàn du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai hiệu quả trong công tác kiểm tra, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, kiểm soát chất lượng, cảnh báo nguy cơ và xử lý vụ ngộ độc thực phẩm.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp: Giết mổ không phép, các cơ sở giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP. Giám sát chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm trong việc sử dụng các chất cấm, thuốc tăng trọng, điều kiện vệ sinh.

- Phối hợp Ban Quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh tăng cường giám sát, không để tình trạng buôn bán, tiêu thụ các loại sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y (đặc biệt lưu ý các quầy sạp bán sản phẩm động vật tại các chợ tự phát).

- Tăng cường công tác lấy mẫu kiểm soát việc sử dụng phụ gia, hóa chất, kháng sinh cấm trong các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.

- Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra xử lý dứt điểm các cơ sở sơ chế chế biến, kinh doanh nông thủy sản sử dụng chất cấm trong bảo quản thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.

- Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật, lập danh sách các cơ sở kinh doanh, các thuốc kinh doanh, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật. Giám sát việc chặt chẽ các cơ sở sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, yêu cầu các cơ sở thực hiện nghiêm việc bảo đảm thời gian cách ly thuốc hóa chất bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch.

- Lấy mẫu giám sát trọng điểm các chỉ tiêu ATTP đối với các mẫu thực phẩm tươi sống, phục vụ hàng ngày cho người dân để phát hiện sớm ô nhiễm trong sản phẩm thực phẩm tươi sống, cảnh báo tới cộng đồng.

4. Sở Công thương.

- Tiếp tục tăng cường kiểm soát thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Tập trung triển khai hiệu quả 02 điểm kiểm nghiệm tại chợ Bà Rịa và chợ Rạch Dừa; kiểm soát ATTP tại 88 chợ và xây dựng điểm kiểm nghiệm nhanh cố định tại các chợ trên địa bàn tỉnh; nhân rộng mô hình thí điểm chợ bảo đảm ATTP.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát thực phẩm lưu thông trên thị trường, phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ