ỦY BAN NHÂN
DÂN - ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/KHLT/UBND-UBMTTQ
|
Bà Rịa –Vũng
Tàu, ngày 12 tháng 01 năm 2017
|
KẾ HOẠCH LIÊN TỊCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG VÀ GIÁM SÁT BẢO ĐẢM
AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-CTUBTWMTTQVN
ngày 30/3/2016 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam về việc vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016
– 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm), Chỉ
thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Kế hoạch số 271/KH-MTTW-BTT
ngày 30/8/2016 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
về việc thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm 02 năm
2016-2017;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại tờ trình số
2956/TTr-SYT ngày 06/10/2016 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình phối
hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 -2020 trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thống nhất ban hành Kế hoạch liên tịch với những nội
dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục
đích.
- Vận động toàn
xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về an toàn thực phẩm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng
dân cư, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở
hình thành nếp sống văn hóa: Nông dân Việt Nam, nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu là người sản xuất thực phẩm an toàn, người Việt Nam tiêu dùng thực phẩm phải
an toàn, góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân.
- Tạo dư luận xã
hội mang tính chất tích cực và nhân rộng các điển hình
tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời kiên quyết
phê phán và xử lý theo quy định của pháp luật hành vi sản xuất, kinh doanh thực
phẩm không an toàn.
- Kết quả thực hiện
Chương trình phối hợp này là căn cứ đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính
sách, quy định pháp luật cho phù hợp với tình hình mới, nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
2. Yêu cầu.
- Việc thực
hiện Chương trình phối hợp này là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và chính quyền, ngành chức năng các cấp, trong đó vận động toàn dân thực hiện
an toàn thực phẩm là một nội dung trọng tâm của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hộ nông dân, hộ kinh doanh thực phẩm
nhỏ phải là hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn mới được công nhận là gia
đình văn hóa.
- Việc phối
hợp tổ chức tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm an
toàn thực phẩm phải đồng bộ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mỗi cơ quan, đơn vị và tình hình thực tế của địa phương.
- Phát huy vai
trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nan tỉnh và các tổ
chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện những quy định của pháp luật về
an toàn thực phẩm.
- Định kỳ tổ chức
sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, phát huy nhân tố tích cực trong
công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và biểu dương khen thưởng.
3. Mục tiêu
phấn đấu.
a) Trong năm
2016:
- Các cấp Chính
quyền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp xây dựng
kế hoạch vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020.
- Trên 90% thành viên của các Hội,
đoàn thể: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ Nữ và lãnh đạo
Chính quyền các cấp được phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, các kiến thức cơ bản về sản
xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm an toàn.
b) Đến
năm 2017:
- Hàng năm, 100% số khu dân cư, xã, phường, tổ chức hoạt động tuyên truyền,
vận động và kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.
- Vận động ít nhất
50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp
tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm đăng ký, cam kết sản
xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Tất cả các xã
được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công
nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
- 100% các huyện,
thành phố và xã, phường, thị trấn triển khai mô hình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm.
c) Đến năm 2019:
- Hằng năm, 100%
số khu dân cư, xã, phường, thị trấn tổ
chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.
- Vận động ít nhất
70% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết
và ít nhất 35% số hộ được công nhận sản xuất,
kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp
tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh nông sản thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an
toàn.
- Tất cả các xã
được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công
nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
d) Đến năm 2020:
- Vận động ít nhất
90% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết và trên 60% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản
thực phẩm được công nhận là sản
xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Tất cả các xã
được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công
nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
II. NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Tổ chức
hoạt động tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo đảm ATTP:
- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, cơ
quan truyền thông, báo chí và Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cùng cấp tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cùng cấp xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động chấp hành
pháp luật và trách nhiệm của công dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc bảo
đảm an toàn thực phẩm. Vận động, hướng dẫn các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp, chế biến thực phẩm đăng ký, cam kết thực phẩm an toàn.
- Ở khu dân cư:
+ Trưởng Ban công
tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố tổ chức
tuyên truyền, phố biến pháp luật an toàn thực phẩm và vận động các hộ nông dân,
các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ đăng ký, cam kết kinh doanh thực phẩm an
toàn.
+ Các tổ chức
thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động các gia đình
đoàn viên, hội viên cam kết thực hiện sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm
an toàn.
2. Xây dựng và nhân rộng các hộ nông dân, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Các Sở: Y tế,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương cung cấp tài liệu và hỗ trợ điều
kiện kỹ thuật để Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng và phát triển các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì hiệp thương với các tổ chức chính trị - xã hội vận động
các hộ nông dân, cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm trên địa bàn đăng ký,
cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn:
+ Hội Nông dân hướng
dẫn và vận động gia đình hội viên đăng ký,
cam kết sản xuất nông sản, thực phẩm an
toàn.
+ Hội Liên hiệp
Phụ nữ hướng dẫn và vận động hộ nông dân do phụ nữ là chủ hộ đăng ký, cam kết sản
xuất nông sản, thực phẩm an toàn.
+ Hội Cựu Chiến
binh hướng dẫn và vận động gia đình hội viên là hộ nông dân đăng ký, cam kết sản
xuất nông sản, thực phẩm an
toàn.
- Liên minh Hợp
tác xã các cấp phối hợp với Ủy ban nhân dân hướng dẫn các
hợp tác xã nông nghiệp đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Các cơ quan
truyền thông, báo chí tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm an toàn.
3. Tổ chức
giám sát chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ trì thực hiện.
a) Đối tượng và nội
dung giám sát:
- Hoạt động của
các cơ quan quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm.
- Hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp về an toàn thực phẩm.
- Các hộ nông
dân, các cơ sở, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
b) Giám sát của cấp
tỉnh:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với
các Sở, Ban, ngành liên quan tổ chức đoàn giám sát đối với hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước ở cấp huyện, cấp xã về an toàn thực phẩm.
- Các tổ chức xã hội - chính trị cấp
tỉnh chủ trì, phối hợp các ngành chức năng liên quan tổ chức đoàn giám sát một
số chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực
phẩm quy mô lớn trên địa bàn.
- Liên minh Hợp
tác xã cấp tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các Sở, Ban, ngành tổ chức giám sát một số hợp tác xã sản
xuất, kinh doanh thực phẩm.
c) Giám sát của cấp
huyện/thành phố: Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp huyện, thành phố chủ
trì, phối hợp với các tổ chức chính
trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức đoàn giám
sát các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy mô vừa trên địa
bàn cấp huyện, thành phố.
d) Giám sát của cấp
xã, phường, thị trấn: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy
ban nhân dân cấp xã thực hiện giám sát các hộ nông dân, các cơ sở sản
xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ trên địa bàn cấp xã.
e) Giám sát của khu dân cư: Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng
thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố và Trưởng các Chi hội, Chi đoàn của các tổ chức
chính trị - xã hội tổ chức hình thức tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị,
phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các
doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và chế biến, kinh doanh thực phẩm
ở cộng đồng dân cư, chuyển đến Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp
xã và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cấp tỉnh.
4. Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khi công bố kết luận thanh
tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm có trách nhiệm gửi một bản sao đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tuyên truyền những trường hợp chấp hành tốt hoặc giám sát
việc thực hiện sau kết luận đã công bố.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra về an toàn
thực phẩm theo đề nghị của các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công thương hoặc chính quyền cùng cấp và các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
- Các Sở: Y tế,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và UBND cấp tỉnh, huyện và xã công bố tên
và việc xử lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, hộ nông dân
vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền
thông, báo chí theo quy định của pháp luật.
5. Tiếp nhận
và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi
vi phạm an toàn thực phẩm.
- Báo cáo kết quả
giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và
các cấp ở địa phương gửi đến các
Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và Ủy
ban nhân dân cùng cấp để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết quả xử lý được gửi cho cơ quan đã tổ chức giám
sát.
- Ủy
ban nhân dân cấp xã và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xử lý và chuyển các phản ánh, kiến nghị và phát giác của nhân dân về vi phạm pháp luật an toàn thực
phẩm ở các khu dân cư đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử
lý theo quy định của pháp luật và đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện
để tổng hợp và xử lý theo hệ thống Mặt trận.
- Các Sở:
Y tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
huyện, xã công bố địa chỉ tiếp nhận các ý kiến phản ánh của
nhân dân (nơi tiếp dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử).
6. Định kỳ
sơ kết và tổng kết việc thực hiện chương trình phối hợp.
a) Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp và
các sở, ban, ngành tổ chức họp giao ban, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện
chương trình phối hợp này mỗi 6 tháng/lần do Ủy ban nhân dân ở từng cấp chủ
trì.
Cấp tỉnh: Thành phần gồm Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội
tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở: Y tế, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Công Thương và Ủy ban nhân dân, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các huyện, thành phố.
Cấp huyện: Thành phần gồm Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội,
UBND cấp huyện, các phòng, ban liên quan của UBND cấp huyện và Ủy ban nhân dân,
Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, phường, thị trấn.
Cấp xã: Thành phần gồm Ban Thường
trực Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban
nhân dân cấp xã, các ban, ngành cấp xã, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng
thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố và Trưởng khu phố.
b) Hàng năm, Ủy ban nhân dân
các cấp chủ trì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức tốt Tháng hành động “An toàn thực
phẩm” (từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5) để biểu dương, tôn vinh và nhân
rộng các điển hình tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
c) Báo cáo công tác 6 tháng và
hàng năm của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải
có đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp này.
III. PHÂN
CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh giao các Sở, Ngành và Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố.
Các Sở, Ngành và Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trên lĩnh vực
được phân công trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời chỉ đạo các
cơ quan chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ trong chương trình phối hợp này:
a) Sở Y
tế:
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, xã triển khai thực hiện kế hoạch.
- Triển khai tiêu chí an toàn
thực phẩm cho các phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Xây dựng các
chương trình, nội dung và ấn phẩm tuyên truyền về an toàn thực phẩm để tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp
bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Xây dựng và áp
dụng các mô hình tiên tiến quản lý an toàn thực phẩm thuộc
lĩnh vực phân công quản lý.
- Trên cơ sở kiến
nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh
vực được phụ trách.
- Tham mưu bổ
sung đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia Ban Chỉ đạo liên ngành các cấp về an toàn thực
phẩm.
b) Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Triển khai tiêu chí an toàn
thực phẩm tại các chợ đầu mối.
- Xây dựng và áp
dụng các mô hình tiên tiến quản lý an toàn thực phẩm thuộc
lĩnh vực phân công quản lý.
- Trên cơ sở kết
quả giám sát, kiến nghị của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đề xuất cơ quan có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm bảo đảm
khả thi, phù hợp với thực tế sản xuất, chế biến kinh doanh nông, sản thực phẩm.
c) Sở
Công thương:
- Triển khai thực hiện tiêu chí
an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị (trừ chợ đầu mối).
- Trên cơ sở kiến
nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh
vực được phân công.
d) Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Triển khai thực hiện tiêu chí
an toàn thực phẩm trong việc bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”,
“Thôn, ấp, tổ dân phố văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
- Chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch định kỳ tổ chức thi tuyên truyền cổ động, kịch bản sân khấu, tiểu
phẩm về an toàn thực phẩm.
đ) Sở Xây dựng:
Triển khai thực hiện tiêu chí
bình xét, công nhận danh hiệu phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
e) Sở
Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì,
phối hợp với các
Sở, ngành liên quan xây dựng chương trình truyền thông về an
toàn thực phẩm, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm.
g) Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu:
- Có trách
nhiệm triển khai chương trình truyền thông về an toàn thực phẩm, đóng góp thiết
thực vào việc hình thành nếp sống văn hóa: Nông dân Việt Nam là người sản xuất
thực phẩm an toàn, người Việt Nam tiêu dùng thực phẩm phải an toàn.
h) Sở
Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Ban Thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bố trí kinh phí và hướng dẫn sử dụng kinh
phí thực hiện chương trình phối hợp này.
i) Ủy ban nhân dân
các huyện/thành phố:
- Căn cứ chương trình này, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng
cấp ban hành kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch hàng năm.
- Chỉ đạo
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn
triển khai nội dung chương trình phối hợp trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí
và bảo đảm các điều kiện thực hiện nội dung chương trình phối hợp này đến cấp
xã và khu dân cư.
2. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
a) Ban Thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp
với các Sở, ngành và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai Chương trình phối hợp này; hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện; tổ chức tập huấn, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các địa phương triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương phổ biến tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn an toàn thực
phẩm gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh”.
- Phối hợp với các Sở: Y tế,
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Văn hóa, thể thao và du lịch triển
khai thực hiện các tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn an toàn thực
phẩm gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị
văn minh”.
- Tập hợp ý kiến,
kiến nghị của nhân dân thông qua thực hiện Chương trình phối hợp này để kiến nghị cấp có thẩm quyền
xem xét sửa đổi, bổ sung chính
sách, pháp luật về an toàn thực phẩm cho phù hợp.
b) Hội
Nông dân tỉnh:
- Hướng dẫn chỉ đạo
các cấp Hội tổ chức tập huấn, tuyên truyền vận động các gia đình hội viên và
nông dân sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn.
- Chủ trì giám
sát chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
c) Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
- Tuyên truyền, vận
động hội viên và gia đình do phụ nữ làm chủ hộ thực hiện sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng thực phẩm an toàn, gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình năm không, ba sạch do Hội Phụ nữ chủ
trì.
- Chủ trì giám
sát an toàn thực phẩm tại các chợ, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ
ăn uống.
d) Hội Cựu chiến binh tỉnh:
- Tuyên truyền, hướng dẫn gia
đình hội viên thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Chủ trì vận động phát giác
các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn thực phẩm.
đ) Liên
đoàn Lao động tỉnh:
- Chỉ đạo Công
đoàn các cấp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động trong việc bảo đảm dinh
dưỡng, an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của người lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Chủ trì giám sát
việc bảo đảm dinh dưỡng, an
toàn thực phẩm đối với bữa ăn ca, bếp ăn tập thể của người lao động tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất.
e) Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tỉnh:
- Hướng dẫn đoàn viên, thanh
niên tích cực tham gia sản xuất an toàn thực phẩm tại hộ nông dân, các cơ sở, hợp
tác xã, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
- Hướng dẫn Đoàn Thanh niên các
cấp chủ trì giám sát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể ở các trường học.
g) Các
tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam:
Chủ động đề xuất và hướng dẫn Hội
viên và các cấp Hội tham gia thực hiện Chương trình này với hiệu quả cao.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
chủ trì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam cùng cấp:
- Xây dựng và ban hành kế hoạch
thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm năm 2016 và 2017 trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã triển khai thực hiện nội dung phối hợp về an toàn thực phẩm theo kế hoạch của
cấp tỉnh.
- Trong 02 năm 2016-2017, Ủy
ban nhân dân tỉnh thống nhất với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh chọn thành phố Vũng Tàu và huyện Xuyên Mộc để làm điểm; các huyện,
thành phố chọn 2 -3 xã, phường, thị trấn làm điểm.
- Hướng dẫn, chỉ đạo cấp huyện,
cấp xã và khu dân cư tổ chức các hình thức phổ biển, giáo dục pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính, hình sự trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Bố trí kinh phí và bảo đảm
các điều kiện thực hiện nội dung Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm
đến cấp xã và khu dân cư trong tỉnh.
2. Hàng năm, Ban Thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Văn
hóa, Thể thao và Du lịch và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình ở tỉnh.
Giao cho Sở Y tế và Ban Phong
trào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp giữa các tổ chức
thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh
và các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Thông tin và Truyền
thông, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp theo dõi kết quả triển
khai Chương trình phối hợp này, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra, tổ chức thực hiện Chương trình này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh xem xét, điều
chỉnh cho phù hợp./.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH
CHỦ TỊCH
Bùi Thanh Nghĩa
|
TM.ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trình
|
Nơi nhận:
- Ủy ban TWMTTQVN (b/c);
- Các Bộ: YT, CT, NN&PTNT (b/c);
- Văn phòng Chính ph (b/c);
- TTr TU; TTr HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- BCĐ liên ngành VSATTP tỉnh;
- LĐLĐ tỉnh, Hội ND tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Hội CCB tỉnh, Đoàn TNCSHCM tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- Đài PT-TH; Báo BR-VT;
- UBND các huyện, thành phố;
- BTT UBMTTQVN các huyện, thành phố;
- Đăng Website UBND tỉnh, Website Sở Y tế;
- Lưu: VT-VX3.
|