Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 06/CT-UBND
Ngày ban hành 31/05/2018
Ngày có hiệu lực 31/05/2018
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Hà Nam, ngày 31 tháng 05 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Trong thời gian qua, công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh mặc dù đã được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên vẫn còn một số dự án, công trình thi công xây dựng chưa được đảm bảo an toàn, vẫn còn xảy ra tai nạn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Để thống nhất trong việc phân công, phân cấp thực hiện các trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Bộ Xây dựng về việc đổi mới, tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, nhm hạn chế tối đa sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Đối với chủ đầu tư:

Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ Xây dựng. Trong đó, đặc biệt lưu ý:

- Kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động của các nhà thầu thi công xây dựng công trình và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tổng hợp này;

- Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định, và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp này khi cần thiết;

- Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Thực hiện thỏa thuận các biện pháp đảm bảo an toàn với đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp khi xây dựng công trình nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, hoặc có khả năng ảnh hưởng đến an toàn điện.

- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật; nhà thu tư vn thiết kế khảo sát, cập nhật thực tế các công trình có thể gây ảnh hưởng tới an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng như: Công trình điện đi ngm trong lòng đất, công trình đường dây điện trên không, trạm biến áp,...

- Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Thông tư 04/2017/TT-BXD.

2. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng:

Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 4 Thông tư 04/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Trong đó, đặc biệt lưu ý một số nội dung sau:

- Tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đi với các công việc đc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng;

- Tổ chức thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình. Chỉ đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào sử dụng tại công trường sau khi đã được kim định đảm bảo an toàn;

- Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đi với người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường;

- Trên công trường xây dựng bắt buộc phải có hệ thống biển cảnh báo, báo hiệu, đặc biệt đối với các công trình điện, công trình giao thông, hạ tầng thoát nước phải có rào chắn cứng, đèn tín hiệu báo hiệu chỉ dẫn,...

- Thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn đã thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp khi xây dựng công trình nm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, hoặc có khả năng ảnh hưởng đến an toàn điện.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết Luật Điện lực về an toàn điện; Chỉ thị số 03/CT-BXD ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý chất lượng đảm bảo an toàn hệ thống dàn giáo sử dụng trong thi công xây dựng công trình; Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc đổi mới tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số nội dung an toàn điện; Văn bản s1972/UBND-TH ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trong các Khu công nghiệp; Văn bản số 3066/UBND-NV ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn trong xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng công trình hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.

3. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và cơ quan quản lý nhà nước

a) Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh:

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình thuộc lĩnh vực của ngành mình nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình;

- Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đối với công trình thuộc trách nhiệm mình quản lý, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng (tại Quyết định số 1178/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh), đồng thời kết hợp việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BXD;

- Xử lý nghiêm các chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; cương quyết dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị khi phát hiện vi phạm về an toàn lao động. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các công trình nguy cấp theo chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất.

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Thực hiện các quy định tại Điểm a Khoản này đối với các công trình thuộc đối tượng kiểm tra theo phân cấp công trình do mình quản lý;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thi công xây dựng trên địa bàn, có ý kiến kịp thời và có biện pháp xử lý hoặc đề xuất xử lý khi phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn quản lý.

[...]