Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu 18/CT-UBND
Ngày ban hành 17/10/2022
Ngày có hiệu lực 17/10/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Lữ Quang Ngời
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/CT-UBND

Vĩnh Long, ngày 17 tháng 10 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Trong thời gian qua, công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình đã được các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu quan tâm chỉ đạo, thực hiện chặt chẽ từ công tác thiết kế, tổ chức thi công đến việc theo dõi, kiểm tra giám sát công trình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: việc chấp hành pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của một số nhà thầu xây lắp chưa thực hiện nghiêm túc, còn để xảy ra tai nạn lao động; một số nhà thầu chưa quan tâm đến hệ thống quản lý an toàn lao động, tổ chức còn thiếu khoa học, chưa thường xuyên, một số thiết bị thi công chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, sử dụng thiết bị không đúng chủng loại, không đúng công suất, thiếu kiểm định; một số máy móc, trang thiết bị chưa được kiểm tra kỹ chất lượng trước khi đưa vào công trình; một số nhà thầu lựa chọn phương án, biện pháp thi công chưa phù hợp, chưa tuân thủ thiết kế được duyệt; đồng thời, còn có sự chủ quan, thiếu tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện an toàn, ổn định của công trình trước khi tổ chức thi công dẫn đến thiếu an toàn khi thi công xây dựng các công trình, cụ thể thời gian gần đây đã xảy ra các sự cố gây hư hại cho công trình và thiệt hại về người liên tiếp xảy ra như: sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng xảy ra tại Cầu Mỹ Thuận 2 (làm chết 01 người) và sự cố sập đổ giàn giáo tại công trình Trung tâm Văn hóa - Thể thao truyền hình thị xã Bình Minh thuộc gói thầu xây lắp số 3 (làm chết 01 người). Nguyên nhân xảy ra mất an toàn là do các bên có liên quan trong thi công xây dựng công trình chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng.

Trước tình hình trên, để kịp thời chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, nhằm chủ động công tác phòng ngừa tai nạn lao động, hạn chế tối đa sự cố trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan từ trong nội bộ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đến tận quần chúng Nhân dân để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng các công trình. Đồng thời, chủ động tự kiểm tra, kịp thời phát hiện, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót tại cơ quan, đơn vị mình.

2. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy trình, công nghệ xây dựng,…

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các ngành chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động tại các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình từ khâu thiết kế, thi công và giám sát thi công công trình; bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, hạn chế thấp nhất các yếu tố gây nguy hiểm đến tính mạng, gây hại đến sức khỏe người lao động và Nhân dân. Kịp thời phát hiện những trường hợp không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động trong công trình xây dựng hoặc cố ý sai phạm để chấn chỉnh và kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

3. Công an tỉnh

Chủ động nắm chặt tình hình liên quan đến việc thực hiện pháp luật về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của các dự án, công trình trọng điểm và cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng chỉ đạo, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm có liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động; kịp thời phát hiện, giải quyết ổn định các vụ việc xảy ra, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động; tập trung điều tra làm rõ các vụ án, vụ việc có liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.

4. Đối với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng công tác quản lý, việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng đối với các công trình đang thi công xây dựng theo thẩm quyền quản lý; yêu cầu các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình lập phương án, biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho người và công trình; có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Đặc biệt lưu ý phải kiểm tra thông tin về điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân vi phạm và báo cáo kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tổ chức tiếp nhận, xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

- Phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong hoạt động xây dựng tại các công trường xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các cơ sở khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thông báo công khai các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên cổng thông tin điện tử của đơn vị và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Xây dựng, các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra kịp thời các vụ tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng trong quá trình tổ chức thi công công trình xây dựng (nếu có) để giải quyết kịp thời các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

6. Các cơ quan báo chí, Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long

Phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường thời lượng, bản tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng để Nhân dân tham gia giám sát, kịp thời phát hiện, phản ánh các sai phạm ảnh hưởng đến an toàn lao động và vệ sinh môi trường, để các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý; tổ chức phát sóng một số chương trình, chuyên đề về công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng; đồng thời, biểu dương các công trình điển hình về chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường để phát huy, nhân rộng.

7. Đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình xây dựng

Thực hiện đầy đủ trách nhiệm về công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng theo quy định; trong đó, chú ý một số nội dung sau:

- Kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động của các nhà thầu thi công xây dựng công trình; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định.

- Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo quy định.

- Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy móc, trang thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình đúng quy định của pháp luật.

- Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công xây dựng) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

- Ngoài ra, các chủ đầu tư phải thường xuyên đôn đốc các nhà thầu thi công bố trí đầy đủ các biển báo, biển cảnh báo nguy hiểm trên công trường tại các vị trí có nguy cơ mất an toàn; lập hàng rào che chắn, có biện pháp neo giữ, gia cố giàn giáo thi công, cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị thi công trên cao trước khi có gió, bão; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đối với nhà tạm, lán trại trên công trường, các thiết bị điện, chống sét; trường hợp công trình thi công sát với khu vực đông dân cư và đường giao thông phải bố trí lực lượng cảnh giới, túc trực để duy trì đảm bảo công tác an toàn và chú ý đảm bảo an toàn về điện.

- Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật: Thường xuyên kiểm tra, rà soát các vị trí hố ga, hố thu, rãnh thoát nước, những vị trí có nguy cơ gây mất an toàn trên công trường và có biển cảnh báo, che chắn an toàn tại những nơi nguy hiểm như: hố ga, kênh mương hở, ao hồ, vùng trũng, cống rãnh, hào kỹ thuật,...

8. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng

[...]