Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020
Số hiệu | 06/CT-UBND |
Ngày ban hành | 17/03/2017 |
Ngày có hiệu lực | 17/03/2017 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Võ Ngọc Thành |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND |
Gia Lai, ngày 17 tháng 3 năm 2017 |
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học và công nghệ đã có nhiều đóng góp tích cực, phục vụ thiết thực cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, hiện nay năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh còn thấp; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa đủ mạnh; nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có triển vọng nhưng chưa được tổng kết đánh giá kịp thời, tuyên truyền sâu rộng để nông dân tiếp thu và nhân rộng; lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ chưa được huy động toàn diện để phục vụ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện các nội dung tại Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ) trên địa bàn tỉnh với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Nâng cao năng lực hoạt động của các Trung tâm (Nghiên cứu giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản) tạo bước đột phá mới về nghiên cứu, lai tạo, sản xuất ra nhiều giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh để phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm thuộc Sở chủ động đổi mới công tác nghiên cứu khoa học theo hướng nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ theo nhu cầu của thị trường, đáp ứng sát hơn yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
b) Xác định các loại nông sản chủ lực của tỉnh theo thứ tự ưu tiên để có đề xuất tỉnh có hướng hỗ trợ phát triển phù hợp.
c) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ tưới tiết kiệm nước vào sản xuất nông nghiệp, quan tâm đối với sản xuất rau, hoa, cây trồng có giá trị cao; tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học và kỹ thuật phù hợp vào sản xuất; rà soát, xây dựng, chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất, thâm canh cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển khu lâm nghiệp công nghệ cao; đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và sơ chế, bảo quản nông sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, tạo tiền đề và nội lực vững chắc để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
d) Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 và Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, xây dựng mô hình chuyển đổi hợp tác xã kiểu mới và mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ, đặc biệt là lĩnh vực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
e) Thực hiện tốt các chính sách phát triển nông thôn mới bền vững, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới (xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu).
f) Đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới.
g) Định kỳ 6 tháng và hàng năm, báo cáo kết quả ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
a) Triển khai và thực hiện có hiệu quả cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan nghiên cứu quy định của pháp luật, cơ chế và chính sách của nhà nước trong hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, khoa học và công nghệ của ngành nông nghiệp nói riêng, các tồn tại và vướng mắc trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh để tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết, hợp tác.
c) Đề xuất xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp vào điều kiện thực tế của các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
d) Tổ chức, thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới do ngành quản lý.
e) Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ đến các đối tượng có liên quan để phát triển nông nghiệp và phục vụ xây dựng nông thôn mới.
f) Công bố danh mục, địa chỉ đề tài, dự án ứng dụng khoa học và công nghệ có hiệu quả đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh để các địa phương và người dân biết và áp dụng.
g) Củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; rà soát, đánh giá, chuyển giao các đề tài khoa học và công nghệ có triển vọng cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương để mở rộng ứng dụng vào sản xuất.
h) Tổng hợp các đề tài, dự án khoa học và công nghệ, nguồn kinh phí, từ Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, định kỳ hàng năm gửi về Thường trực Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
a) Trên cơ sở nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
b) Đề xuất UBND tỉnh giải pháp huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vào Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
4. Sở Tài chính: Hướng dẫn các cơ chế, tài chính để thực hiện Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới theo quy định.
5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện chính sách chuyển dịch lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
6. Sở Công thương: Triển khai thực hiện chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp, phục vụ xây dựng nông thôn mới.
7. Sở Xây dựng: Xây dựng mô hình quy hoạch, kiến trúc nông thôn mới.