Chỉ thị 06/CT-BCT về nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2016 do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 06/CT-BCT
Ngày ban hành 27/05/2016
Ngày có hiệu lực 27/05/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-BCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2016

5 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 67,71 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 66,34 tỷ USD, giảm 0,9% và xuất siêu đạt 1,36 tUSD, bằng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù cán cân thương mại có thặng dư nhưng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn so với Mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2016.

Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thc. Diễn biến tình hình thời Tiết có nhiều bất lợi do tác động của hiện tượng ElNino và biến đi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của nước ta. Tình hình thị trường xuất khẩu được dự báo tiếp tục khó khăn do nhu cầu nhập khẩu còn thấp, xu hướng bảo hộ gia tăng ở các nước nhập khẩu và sự cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa của các nước xuất khẩu khác.

Trong bi cảnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, đy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua cho năm 2016 là tăng trưởng xuất khẩu Khoảng 10%, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cu các đơn vị chức năng thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tng công ty, các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tập trung trin khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau đây:

1. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu

a) Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như: lúa gạo, nông sản, thủy sản, tình hình sản xuất lúa gạo, nông sản, thủy sản trong nước và diễn biến cung cầu, giá cả thị trường nội địa; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ Điều hành xuất khẩu nói chung và gạo, nông sản, thủy sản nói riêng.

b) Cục Xuất nhập khu, Vụ Kế hoạch, các Cục, Vụ quản lý sản xuất phối hợp với các đơn vị chc năng của các Bộ, ngành liên quan tập trung tháo gkhó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước và doanh nghiệp có vn đầu tư nước ngoài để đy mạnh xuất khẩu.

c) Cục Xuất nhập khẩu chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành liên quan làm việc với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đtrao đổi về tình hình xuất khẩu, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và bàn biện pháp hỗ trợ, tăng cường tiêu thụ nông sản, các biện pháp tháo gỡ khó khăn để góp phần thúc đẩy xuất khẩu.

d) Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục theo dõi biến động của tình hình tỷ giá và lãi sut trong nước và trên thế giới; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trao đi với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong Điều hành tỷ giá, chính sách tín dụng góp phần hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.

đ) Cục Quản lý cạnh tranh, các VThị trường ngoài nước, các Thương vụ Việt Nam tại thị trường nước ngoài rà soát, đánh giá tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp bảo hộ thương mại các nước hiện đang áp dụng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chủ động làm việc với các cơ quan chức năng của nước sở tại để giải quyết, khắc phục, tháo gcác rào cản này và kịp thời thông tin về chính sách, các rào cản mới của thị trường nhập khẩu tới các Hiệp hội, doanh nghiệp.

e) Cục Quản lý cạnh tranh chủ động đưa các cảnh báo kịp thời trên hệ thng cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (tại địa chỉ website canhbaosom.vn hoặc earlywarning.vn) nhằm giúp các doanh nghiệp có thể dự báo trước nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá, chủ động ứng phó với các vụ kiện, giảm thiểu thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá gây ra.

g) Cục Hóa chất, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng liên quan tiếp tục đề xuất, chỉ đạo thực hiện các biện pháp khuyến khích sản xuất, nâng cao tỷ trọng sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ trọng hàng gia công lắp ráp; có giải pháp phù hợp đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng sản xuất có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu lớn.

h) Các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ chủ động đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, khai thác tốt các thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng xuất khẩu vào các thị trường mới tiềm năng.

i) Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi tháo gcác khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản, thóc, gạo theo đường biên mậu khi thực hiện Thông tư 52/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương.

k) Sở Công Thương các tnh biên giới tăng cường theo dõi diễn biến tình hình, tng hợp báo cáo thông tin, số liệu về xuất khẩu, nhập khu thóc, gạo, nông sản, thủy sản qua biên giới, kể cả dưới hình thức trao đi hàng hóa của cư dân biên giới; đxuất biện pháp quản lý, Điều hành phù hợp để bảo đảm hoạt động xuất khẩu thóc, gạo qua cửa khẩu biên giới được ổn định, tránh rủi ro cho phía Việt Nam.

l) Vụ Thị trường trong nước chủ trì theo dõi sát tình hình sản xuất lúa gạo, nông sản, thủy sản trong nước, diễn biến và tác động ảnh hưởng của tình hình thời Tiết hạn hán, xâm nhập mặn đến sản xuất, nuôi trồng nông sản, thủy sản, lúa gạo của cnước, nhất là tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long; theo dõi, thường xuyên cập nhật báo cáo, dự báo diễn biến cung cầu, giá cả thị trường thóc, gạo, nông sản, thủy sản trong nước với Lãnh đạo Bộ; đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, số liệu cần thiết về thị trường lúa gạo, nông sn, thủy sản trong nước phục vụ công tác Điều hành xuất khẩu.

m) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi sát tình hình sản xuất lúa gạo, nông sản, thủy sản trên địa bàn, thường xuyên cp nhật, báo cáo Bộ diễn biến tình hình và tác động ảnh hưởng của thời Tiết hạn hán, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời Tiết bất thường khác đến sản xuất, nuôi trồng nông sản, thủy sản, lúa gạo trên địa bàn để có thông tin, số liệu cần thiết phục vụ công tác Điều hành chung.

2. Tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu

a) Cục Xúc tiến thương mại chủ trì tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đến các nhà phân phi trong nước và ngoài nước; ưu tiên các đề án xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm, nhất là các đề án xúc tiến thương mại vào các thị trường trọng Điểm, thị trường truyền thống và thị trường có tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.

b) Các Vụ Thị trường ngoài nước chủ trì, phối hợp với Cục Xuất nhập khu và Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ theo dõi tình hình thực hiện các Bản Ghi nhớ về thương mại gạo, nông sản đã ký với các quốc gia, vùng lãnh thổ; trao đổi, xúc tiến đàm phán việc gia hạn các Bản Ghi nhớ về thương mại gạo, nông sản sp hết hiệu lực; tìm kiếm cơ hội ký kết thỏa thuận về thương mại gạo, nông sản với các thị trường mới, thị trường tiềm năng đ thúc đy xuất khẩu.

c) Các Vụ Thị trường ngoài nước chủ trì theo dõi, đánh giá tình hình xuất khẩu sang các thị trường, địa bàn phụ trách; làm rõ các rào cản, khó khăn, vướng mắc đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận từng thị trường cụ thể (về cơ chế quản lý nhập khẩu, thuế, hạn ngạch nhập khẩu, rào cản kỹ thuật, kim dịch thực vật, động vật, an toàn thực phẩm...), đề xuất biện pháp cụ thể để tháo g.

d) Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, các Vụ Thị trường ngoài nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại gạo, nông sản, thủy sản năm 2016 và nhng năm tiếp theo, theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng Điểm, sát với nhu cầu doanh nghiệp và tiềm năng thị trường, phát huy tác dụng cng cố, phát triển thị trường.

đ) Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương chỉ đạo, đôn đốc các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam nghiên cứu, theo dõi sát thông tin về tình hình thị trường, cụ thể:

- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a theo dõi sát tình hình, tiếp tục chủ động phi hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động phía In-đô-nê-xi-a: (i) bổ sung danh sách các Phòng kiểm nghiệm của Việt Nam được phép cấp Giấy chng nhận phân tích (CoA) đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật; (ii) sớm công nhận Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam; (iii) tiến hành đàm phán để sớm ký kết Thỏa thuận hợp tác về an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản.

- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vchức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đi, vận động phía Trung Quc bổ sung nghêu đông lạnh, cá đng đông lạnh, cá rô phi nguyên con làm sạch, phi lê, cắt khúc đông lạnh và sản phẩm sữa... vào danh Mục sản phẩm được phép nhập khẩu vào Trung Quốc.

- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Nhật Bản: (i) tháo gỡ rào cản về mức giới hạn cho phép đi với kháng sinh Enrofloxacin áp dụng với tôm của Việt Nam; (ii) đy nhanh tốc độ xem xét các báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và quy định kim dịch thực vật (PRA) đi với mặt hàng thanh long ruột đvà vải thiều của Việt Nam đcác mặt hàng này sớm được xuất khẩu sang Nhật Bản dưới dạng quả tươi; (iii) tăng cường hợp tác cấp kỹ thuật để mở ra khả năng xuất khẩu các mặt hàng quả tươi tiềm năng khác.

- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Đài Loan theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Đài Loan đẩy nhanh tốc độ xem xét PRA đối với mặt hàng xoài, vải, nhãn, bưởi và chôm chôm của Việt Nam để các mặt hàng này sớm được xuất khu sang Đài Loan.

[...]