Chỉ thị 05A/2009/CT-UBND về Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị

Số hiệu 05A/2009/CT-UBND
Ngày ban hành 24/04/2009
Ngày có hiệu lực 04/05/2009
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Lê Hữu Phúc
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05A/2009/CT-UBND

Đông Hà, ngày 24 tháng 4 năm 2009

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ

Trong những năm qua, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước (CNTT) và đã đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, việc ứng dụng và phát triển CNTT hiện nay trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Hiệu quả ứng dụng CNTT vào quản lý nhà nước của các cấp, các ngành chưa cao, chưa tác động tương ứng đến tiến trình phát triển KT-XH. Thiếu sự phối hợp, gắn kết giữa cải cách hành chính với ứng dụng CNTT. Hạ tầng CNTT và Truyền thông còn thiếu về số lượng và chưa đồng bộ. Hệ thống cơ sở dữ liệu còn phân tán. Đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực CNTT còn thiếu và yếu. Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực CNTT chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có cơ chế chính sách thu hút, khuyến khích việc ứng dụng và phát triển mạnh lĩnh vực này. Nguồn lực đầu tư cho CNTT chưa tập trung.

Một bộ phận cán bộ là lãnh đạo các đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và vị trí của mình trong công tác ứng dụng CNTT vào quản lý, chưa quan tâm chỉ đạo, gương mẫu đi đầu trong ứng dụng CNTT, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tin học hóa công tác quản lý hành chính nhà nước tại từng đơn vị nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Để khắc phục tình trạng trên, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát huy vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT, sử dụng CNTT để cải cách hành chính, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thực hiện tốt những nội dung sau:

1. Nhiệm vụ chung

1.1. Thủ trưởng các đơn vị là người chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai CNTT tại đơn vị mình phụ trách. Trên cơ sở định hướng chiến lược của địa phương, của ngành, các đơn vị xây dựng kế hoạch, lộ trình tổ chức thực hiện việc ứng dụng và phát triển CNTT trong quản lý, điều hành, cải cách thủ tục hành chính. Kế hoạch ứng dụng phát triển CNTT phải được lồng ghép trong chiến lược, kế hoạch phát triển chung của địa phương, đơn vị.

1.2. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã phải có cán bộ chuyên môn về CNTT để triển khai việc ứng dụng CNTT trong đơn vị.

1.3. Hàng năm, các đơn vị căn cứ vào khả năng ngân sách nhà nước, các nguồn thu và các nguồn vốn hợp pháp khác, tùy theo điều kiện cụ thể, ưu tiên dành kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở CNTT và truyền thông bao gồm: mạng máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm hệ thống và quy trình thông tin để đảm bảo cho việc trao đổi thông tin thông suốt, an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước trong các hoạt động liên quan đến CNTT.

Đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở dữ liệu của đơn vị và của ngành, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, phục vụ quản lý và nghiên cứu. Sử dụng phần mềm ứng dụng để thuận tiện trong việc quản lý, điều hành, tác nghiệp, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin.

Không sử dụng các sản phẩm phần mềm không có bản quyền hợp pháp. Khuyến khích đầu tư, phát triển, đưa vào sử dụng phần mềm mã nguồn mở, giúp giảm chi phí và chủ động trong việc xây dựng phần mềm ứng dụng. Trước mắt sử dụng 4 phần mềm thuộc Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước (Gồm các phần mềm: Văn phòng OpenOffice, TĐT trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey).

Đến ngày 31/12/2010, hầu hết cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị tổ chức nhà nước sử dụng các phần mềm nêu trên trong xử lý công việc.

1.4. Đến cuối năm 2010, 100% các cơ quan, đơn vị có kết nối internet băng thông rộng, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, nhân viên được tiếp cận dịch vụ Internet, phục vụ công tác, học tập và nghiên cứu.

Các cơ quan, đơn vị phải có trang thông tin điện tử (Website) trên internet với thông tin được cập nhật, tin cậy để phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác có liên quan. Website của cơ quan, đơn vị phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo điều 28 Luật CNTT.

Sử dụng hộp thư điện tử (TĐT) với địa chỉ tên miền quangtri.gov.vn của Đề án 112 nếu đã được cấp phát, để trao đổi trong công việc. Xem xét tạm thời sử dụng hộp TĐT miễn phí có tính bảo mật cao tại những nơi chưa đủ điều kiện cấp phát.

Khi phát hành văn bản giấy, trừ những văn bản mật, ngoài việc gửi văn bản tới nơi nhận theo cách thông thường, phải gửi văn bản điện tử (Tương ứng nội dung văn bản giấy đã được ban hành chính thức) vào địa chỉ TĐT của cơ quan có tên trong phần “Nơi nhận” hoặc cung cấp địa chỉ để có thể liên lạc, nhận văn bản điện tử.

Công khai danh mục địa chỉ TĐT chính thức của cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức có thẩm quyền trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị hoặc trang thông tin điện tử của tỉnh.

Xây dựng Quy chế sử dụng hệ thống TĐT của mỗi cơ quan, đơn vị. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc sử dụng hộp TĐT cá nhân, hộp TĐT cơ quan. Quy định rõ quy trình xử lý công việc sử dụng hệ thống TĐT, những nội dung bắt buộc, khuyến khích trao đổi công việc qua hệ thống TĐT.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải nhận thức đúng lợi ích của hệ thống TĐT trong công việc, từng bước ứng dụng hệ thống TĐT và các hệ thống thông tin khác trong quản lý, điều hành, gương mẫu trong việc ứng dụng hệ thống TĐT trong công việc.

1.5. Cải tiến và chuẩn hóa quy trình công việc liên quan đến các hoạt động nội bộ, giao dịch với các cơ quan hành chính nhà nước và với các cá nhân, tổ chức trên môi trường mạng. Trong năm 2010 phải có trên 60% thông tin được trao đổi trên mạng, hạn chế thủ tục, giấy tờ không cần thiết.

Thực hiện việc mẫu hóa các loại mẫu biểu, giấy tờ hành chính. Công khai quy trình, thủ tục giải quyết công việc, các loại giấy tờ, mẫu biểu cần thiết trên website của đơn vị.

2. Ngoài nhiệm vụ chung nêu trên, UBND tỉnh giao

2.1. Sở Thông tin và Truyền thông: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp, biện pháp đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.

Chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, giải quyết theo thẩm quyền, hoặc báo cáo UBND tỉnh giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, đơn vị về ứng dụng và phát triển CNTT, cũng như những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chỉ thị. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả việc thực hiện.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, xây dựng chính sách thu hút, khuyến khích các dự án đầu tư về công nghiệp CNTT và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cho tỉnh.

Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh nâng cấp Trang tin điện tử của tỉnh thành Cổng thông tin điện tử. Đảm bảo cuối năm 2010 phải tích hợp được ứng dụng dùng chung, các dịch vụ công và website các đơn vị.

Đi đầu trong việc sử dụng TĐT, phần mềm nguồn mở và các ứng dụng CNTT, làm hạt nhân cho các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, cài đặt 4 phần mềm nguồn mở nói trên cho các cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu.

2.2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu công việc. Mặt khác chú trọng bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ chuyên trách CNTT của các đơn vị. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng tiêu chuẩn, chức danh và tuyển dụng cán bộ chuyên trách CNTT.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ