Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Số hiệu | 05/CT-UBND |
Ngày ban hành | 31/05/2022 |
Ngày có hiệu lực | 31/05/2022 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Điện Biên |
Người ký | Lê Thành Đô |
Lĩnh vực | Bất động sản,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND |
Điện Biên, ngày 31 tháng 5 năm 2022 |
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp theo đúng quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, qua nắm bắt tình hình thực tế, phản ánh của các cơ quan báo chí và người dân cho thấy công tác quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường và vật liệu xây dựng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tình trạng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa đảm bảo theo quy định (đặc biệt tại các khu vực dự kiến mở mới các tuyến đường bộ, xây dựng các khu đô thị...), lấn chiếm đất, xây dựng trái phép, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản gây ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra; nhiều dự án có sử dụng đất thực hiện kéo dài nhiều năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm; giá một số nguyên, vật liệu xây dựng thông thường (cát, đá) có xu hướng tăng; có hiện tượng sử dụng nguồn vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, lợi dụng để nâng giá, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường... Những tồn tại, hạn chế nêu trên có những nguyên nhân khách quan song còn có nguyên nhân chủ quan do sự chỉ đạo thiếu quyết liệt của một số ngành, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, sự phối hợp chưa đồng bộ, tích cực giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý.
Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, Tỉnh Điện Biên đang triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm; nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...) ngày càng tăng cao, trong khi đó nguồn cung cấp vật liệu xây dựng đảm bảo theo quy định trên địa bàn còn hạn chế; tiềm ẩn nguy cơ xảy ra việc khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép; đầu cơ, ép giá vật liệu làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn. Để chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên và tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường và giá vật liệu xây dựng, đảm bảo đáp ứng đủ nguồn cung cấp vật liệu thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh[1] và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính về đất đai, khoáng sản, môi trường thuộc thẩm quyền, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, đảm bảo tính công khai, minh bạch; xử lý nghiêm trường hợp có hành vi vi phạm trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; tham mưu cho UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác.
- Thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát giá đất thị trường, xây dựng, thẩm định giá đất; tăng cường công tác định giá đất cụ thể đảm bảo thời gian yêu cầu, đúng quy định của pháp luật. Việc thuê đơn vị tư vấn khảo sát đề xuất phương án giá đất cụ thể phải đảm bảo các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Trên cơ sở Kế hoạch các địa điểm, khu vực thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh được duyệt, chủ trì rà soát, khoanh định, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt các khu vực đấu giá và không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục tổ chức rà soát các vị trí, khu vực có trữ lượng khoáng sản cát, đá, sỏi và xác định nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường để tham mưu điều chỉnh, bổ sung đảm bảo các điều kiện để cấp phép khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu vật liệu phục vụ đầu tư xây dựng trên địa bàn; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép thăm dò, khai thác cát, đá, sỏi làm vật liệu xây dựng và đất san lấp mặt bằng. Kiểm tra, rà soát các mỏ đã khai thác hết trữ lượng so với giấy phép, kịp thời yêu cầu thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường của các tổ chức, cá nhân để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi đất, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác đối với những dự án đã giao, cho thuê, cấp phép nhưng không triển khai, triển khai không đúng tiến độ, chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, dự báo nhu cầu về vật liệu xây dựng; kịp thời đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung Kế hoạch các địa điểm, khu vực thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh theo quy định để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng sử dụng cho các công trình trên địa bàn.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc xác định, công bố giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, chỉ số giá xây dựng theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 914/UBND-TH ngày 31/3/2022 đảm bảo phản ánh đúng chi phí thực tế và diễn biến thị trường.
- Chủ trì, phối hợp với các sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Công an tỉnh, các đơn vị liên quan căn cứ quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu, đề xuất các giải pháp đảm bảo ổn định giá vật liệu xây dựng trên địa bàn; trong trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá, đề xuất giải pháp, chế tài xử lý kịp thời và phù hợp để chống độc quyền, đầu cơ, cấu kết nâng giá vật liệu xây dựng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan tăng cường theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn; trường hợp phát hiệu có dấu hiệu vi phạm, kịp thời xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định.
Thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ về nguồn gốc các loại cát, đá, sỏi, vật liệu san lấp đưa vào công trình và các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư cung cấp trong quá trình thẩm tra, quyết toán hoàn thành các dự án. Thực hiện việc giảm trừ hoặc loại khỏi giá trị quyết toán công trình đối với phần cát, đá, sỏi, vật liệu san lấp không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp, hoặc chưa thực hiện đầy đủ các khoản nghĩa vụ tài chính (nộp thuế, phí) theo quy định (nếu có).
- Chủ động nắm chắc tình hình, tổ chức đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi, vi phạm pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường, khai thác, vận chuyển, lập bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng, nhất là những địa bàn giáp ranh phức tạp.
- Tăng cường công tác phòng, chống, đấu tranh tội phạm liên quan đến hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép. Phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác, kinh doanh cát, đá, sỏi, đất san lấp trái phép. Kiên quyết xử lý các chủ phương tiện vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, vi phạm quy định về an toàn giao thông. Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cán bộ chiến sỹ được phân công tại địa bàn xảy ra vi phạm về khai thác, vận chuyển cát, sỏi, đất san lấp trái phép.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, tăng cường kiểm tra và siết chặt công tác quản lý hóa đơn thuế đối với việc mua bán cát, đá, sỏi, vật liệu san lấp, ngăn chặn hành vi mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng từ.
- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, theo dõi, quản lý việc kê khai nộp thuế của các tổ chức, doanh nghiệp khai thác cát, đá, sỏi, đất san lấp để so sánh với trữ lượng, công suất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh để kiên quyết tìm ra các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép, lợi dụng mua bán hóa đơn, làm thất thu thuế, thất thoát nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
7. Cục quản lý thị trường tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các ngành và UBND cấp huyện tăng cường công tác quản lý nhà nước về thị trường VLXD, kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá bán và bán theo giá niêm yết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại VLXD thiết yếu trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện xử lý đúng quy định các hành vi vi phạm, nhất là hành vi cấu kết để nâng giá bán bất hợp lý, không phù hợp với giá bán đã đăng ký với cơ quan chức năng.