Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý thuế đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Số hiệu 05/CT-UBND
Ngày ban hành 17/03/2017
Ngày có hiệu lực 17/03/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Thái Bình, ngày 17 tháng 3 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Thời gian qua, công tác quản lý thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (gọi chung là hộ kinh doanh) đã được các cấp ủy, chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, còn không ít hộ kinh doanh, đặc biệt tại các lĩnh vực kinh doanh vận tải, dịch vụ karaoke, nhà hàng ăn uống... không tự giác đăng ký kinh doanh, không kê khai nộp thuế hoặc kê khai doanh thu không đúng thực tế phát sinh dẫn đến thất thu NSNN, không đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế giữa các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Để tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Kiện toàn Ban chỉ đạo thu ngân sách cấp huyện với sự tham gia của các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn th đtạo sự thng nht trong chỉ đạo; tăng cường quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh.

- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thực tế kinh doanh và kết quả lập bộ thuế hộ kinh doanh trên địa bàn.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh và đề ra các biện pháp thu hồi nợ đọng, chống thất thu trong lĩnh vực hộ kinh doanh. Đưa kết quả thực hiện dự toán thu thuế, số thuế còn nợ đọng là một chỉ tiêu bắt buộc trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và xếp thi đua hàng năm đối với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ, tích cực với Chi cục Thuế trong việc quản lý thu thuế đối với hoạt động xây dựng tư nhân, hộ kinh doanh.

- Chỉ đạo Phòng Tài chính kế hoạch: Xây dựng cơ chế bồi dưỡng để động viên kịp thời, thiết thực đối với các tổ điều tra, khảo sát doanh thu khi làm ngoài giờ hành chính; Thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cùng với việc cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh. Thực hiện nghiêm việc hậu kiểm tra sau khi cấp đăng ký kinh doanh, cung cấp cho Chi cục Thuế để phối hợp quản lý thu thuế. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện dự toán thu ở lĩnh vực hộ kinh doanh; không hỗ trợ ngân sách cho các xã, phường, thị trấn không hoàn thành dự toán thu được giao.

- Chỉ đạo Chi cục Thuế và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của Ủy ban nhân dân tnh về việc quy định doanh thu tối thiểu và tỷ lệ phần trăm (%) chi phí tiêu hao nhiên liệu tối đa so với doanh thu để làm căn cứ xác định số thuế phải nộp.

- Yêu cầu các Công ty kinh doanh chợ, Ban quản lý chợ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Chi cục Thuế trong việc cung cấp thông tin hợp đồng thuê, mượn mặt bằng kinh doanh, điều tra xác định doanh thu để đưa vào bộ quản lý thuế và đôn đốc hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với NSNN.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

+ Chỉ đạo Hội đồng tư vấn thuế cấp xã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.

+ Cử công chức phụ trách tài chính, phụ trách thống kê, Tổ trưởng tổ dân phố, Công an khu vực phối hợp với Chi cục Thuế cấp huyện tập trung rà soát thống kê toàn bộ các hộ kinh doanh trên địa bàn theo từng ngành nghề kinh doanh để quản lý lập bộ thuế, kịp thời phát hiện hộ kinh doanh mới phát sinh hoặc hộ ngh, bỏ kinh doanh hoặc hộ có đơn đề nghị nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

+ Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thuế, các đoàn công tác do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập trong việc khảo sát doanh thu, thu nhập của hộ kinh doanh, nhất là các hộ kinh doanh ngoài giờ hành chính.

+ Thực hiện thông báo công khai hộ kinh doanh còn nợ thuế tới Chi bộ Đảng và thôn, tổ dân phố. Phối hợp với Chi cục Thuế đôn đốc hộ kinh doanh còn nợ thuế trên địa bàn; kiên quyết thu hồi số thuế còn nợ vào NSNN.

2. Cục Thuế tỉnh

2.1. Chỉ đạo Chi cục Thuế huyện, thành phố

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố kiện toàn Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn; tham mưu việc chỉ đạo rà soát, thống kê cá nhân kinh doanh trên địa bàn theo từng ngành nghề kinh doanh để đưa vào lập bộ thuế.

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa bàn, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thành lập các Đoàn công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và các công ty kinh doanh chợ và ban quản lý chợ điều tra doanh thu đối với hộ kinh doanh để bộ thuế đảm bảo công bằng trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế giữa các hộ kinh doanh có cùng quy mô trên cùng địa bàn;

Đối với một số ngành, nghề kinh doanh có tiềm ẩn thất thu NSNN như: Kinh doanh vận tải; dịch vụ Karaoke, nhà hàng ăn uống, khách sạn, Internet, dịch vụ viễn thông, khám chữa bệnh ngoài giờ, kinh doanh dược phẩm... khi điều tra doanh thu cần phối hợp với các sở, ngành quản lý có liên quan như: Sở Giao thông, Công an tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Y tế…; đồng thời tổ chức điều tra vào các giờ cao điểm phát sinh hoạt động mua bán của từng lĩnh vực để xác định doanh thu phát sinh thực tế phù hợp với từng lĩnh vực đặc thù.

- Tích cực đôn đốc thu nộp thuế phát sinh và áp dụng các biện pháp thu nợ thuế đối với hộ kinh doanh, chú trọng việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc thu hồi số tiền nợ thuế.

- Tổng hợp kết quả thu thuế đối với hộ kinh doanh, báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ban Chỉ đạo thu ngân sách cấp huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thu thuế đối với hộ kinh doanh.

2.2. Cục Thuế tnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, đề xuất các giải pháp cụ thể báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo thu ngân sách để chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị có liên quan cùng phối hợp triển khai đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các lĩnh vực này.

- Thường xuyên tổng hợp tình hình kết quả thu thuế đối với hộ kinh doanh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh, Ban Chỉ thu ngân sách tỉnh đcó chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Thông báo kịp thời danh sách hộ kinh doanh nợ thuế, chây ỳ tiền thuế đến các sở, ngành liên quan đphối hợp trong quản lý và thu nợ thuê.

- Giao Cục Thuế tnh chủ trì, phối hợp vi các sở, ngành, đơn vị có liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Các sở, ban, ngành

[...]