Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 05/CT-UBND
Ngày ban hành 02/08/2017
Ngày có hiệu lực 02/08/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Lâm Đồng, ngày 02 tháng 08 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018

Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Lâm Đồng lần thứ X và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với sự phát triển; thời tiết khí hậu biến đổi phức tạp, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn không ổn định, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế, hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

Đxây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện với những nội dung sau:

A. Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018

1. Đánh giá sát, đúng tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Lâm Đồng năm 2017. Trong đó cần phân tích, làm rõ những kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra từ đầu năm theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; Chỉ thị, Quyết định của UBND tỉnh và những mục tiêu, nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh giao bổ sung trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch năm 2017; việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp; các lĩnh vực khoa học, giáo dục - đào tạo, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tài nguyên và môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, quốc phòng, an ninh,... và những giải pháp phục hồi sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, n định đời sống nhân dân. Đánh giá các tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân khách quan, chủ quan và các biện pháp quyết liệt khắc phục trong những tháng cuối năm.

2. Trên cơ sở kết quả đã đạt được, căn cứ các mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; dự báo tình hình trong nước, trong vùng, trong tỉnh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố thuộc tỉnh xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

3. Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 phải bám sát và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; các chương trình hành động, kế hoạch triển khai của UBND tỉnh thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ.

4. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 phải được triển khai xây dựng đồng bộ, có hệ thống, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị.

5. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả; tăng cường trách nhiệm trong giải trình việc xây dựng kế hoạch và phân bổ các nguồn lực.

B. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018

I. Mục tiêu tổng quát:

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của cả nước. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp; phát triển mạnh dịch vụ du lịch và phát triển có chọn lọc ngành công nghiệp; tập trung thực hiện các chương trình trọng tâm, các công trình trọng điểm; nâng cao năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; tiếp tục cải thiện và bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng. Thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển văn hóa, giáo dục và đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. ng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực lãnh đạo điều hành của chính quyền các cấp; thực hành tiết kiệm; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

II. Định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018:

1. Tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 19/4/2017 của Tỉnh ủy Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện 3 đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; khai thác các tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tiếp tục tăng cường các biện pháp vận động tài trợ vốn ODA, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA. Đẩy mạnh thu hút và nâng cao chất lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án có hiệu quả; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GRDP) (theo giá so sánh 2010 ) ít nhất là từ 8% trở lên.

Rà soát, đánh giá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thời kỳ 2011 - 2020 để làm cơ sở cho việc triển khai, lập mới quy hoạch phát triển cho thời kỳ 2021 - 2030 theo các quy định của pháp luật.

2. Tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thực hiện chuyn đi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ để đưa nông nghiệp hướng đến sản xuất quy mô lớn, giá trị gia tăng cao. Có giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông thôn, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, tham gia chuỗi nông sản toàn cầu.

3. Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và tỷ trọng giá trị nội địa cao, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và khai thác thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế. Rà soát, nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp.

4. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi đphát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch; triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có các giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch để thu hút mạnh khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng.

Mở rộng mạng lưới dịch vụ nông thôn, xây dựng các chợ nông thôn nhằm tăng năng lực lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ ở khu vực tư nhân, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

5. Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường; tích cực và chủ động trong việc phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các đối tác. Tập trung phát triển, khai thác cả thị trường truyền thông và thị trường tim năng, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của tỉnh. Thực hiện đng bộ các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu ở các thị trường đã có, các thị trường có sức mua lớn, nhất là những mặt hàng có giá trị cao, mặt hàng có lợi thế của tỉnh để làm động lực thúc đẩy tăng trưởng. Ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư đầu vào được tạo ra từ công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hàng hóa trong nước chưa sản xuất được; hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, thiết bị công nghệ lạc hậu, các loại hàng hóa vật tư trong nước sản xuất được.

Kiểm soát và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, n định; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bảo đảm tính công khai, minh bạch của thị trường.

Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đầu cơ nâng giá, gây rối loạn thị trường; kiểm soát chất lượng và giá cả các mặt hàng, sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống, sức khỏe nhân dân; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất và người tiêu dùng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo cơ chế thị trường. Phát triển mạnh mẽ các hoạt động thương mại điện tử.

6. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để nâng cao vị thế và uy tín của hàng hóa, dịch vụ trong tỉnh, với trọng tâm là thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Đổi mới cách thức tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng: chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm, có kim ngạch xuất khẩu lớn và các thị trường mới mở.

7. Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã được đề ra tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư kinh doanh, giảm tối đa chi phí khởi nghiệp, giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP theo tinh thần Chính phủ đng hành cùng doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, thực hiện cphần hóa, thoái vốn nhà nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản của nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển đgóp phần tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng tới mục tiêu năm 2020 toàn tỉnh có trên 9.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đứng đầu các chuỗi giá trị.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ