Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 05/CT-TTg
Ngày ban hành 04/04/2013
Ngày có hiệu lực 04/04/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Bất động sản,Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO VÀ TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ TRONG NĂM 2013 HOÀN THÀNH CƠ BẢN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1474/CT-TTg về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền shữu nhà ở và tài sn khác gắn liền với đt và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết s30/2012/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó yêu cầu đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 phải căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất lần đầu trên phạm vi cả nước. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị ca Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhiều địa phương đã nghiêm túc triển khai thực hiện. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đt (dưới đây gọi chung là giấy chứng nhận) trong năm qua ca cả nước đã tăng nhanh, nhiều mô hình cơ sở dữ liệu đất đai đã được xây dựng và có hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận lần đầu vẫn còn chậm; slượng tồn đọng cần cấp giấy chứng nhận còn nhiều; lượng giấy chứng nhận đã ký chưa trao cho người được cấp ở một số địa phương còn khá lớn; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở nhiều địa phương còn chậm, chưa đồng bộ; việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đy đủ, thường xuyên theo quy định.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đây là do Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố chưa nhận thức đúng trách nhiệm, thiếu quyết tâm, chưa thật sự tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; sự tham gia, phối hợp của các cp, các ngành chưa chặt chẽ, thiếu tích cực; chưa được trin khai thực hiện đầy đủ, đng bộ các giải pháp theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg; việc đầu tư kinh phí đo đạc, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các địa phương vẫn còn hạn chế; hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất còn rất thiếu cán bộ, trang thiết bị kỹ thuật và các điều kiện làm việc; kiến thức về pháp luật đất đai của cán bộ các cp ở một số địa phương còn hạn chế nên thực hiện còn lúng túng, chậm trễ hoặc thực hiện không đúng quy định; một số quy định của pháp luật liên quan đến cấp giấy chứng nhận chưa phù hợp thực tế, chưa khuyến khích người sử dụng đất đăng ký đất đai theo quy định; thủ tục cấp giấy chứng nhận ở một số địa phương còn phức tạp, chưa đúng quy định, thời gian thực hiện còn kéo dài; tình trạng gây phin hà, nhũng nhiu vẫn còn tiếp diễn ở một số nơi.

Từ tình hình trên đây, để căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2013 theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 của địa phương phải hoàn thành căn bản việc cấp giy chứng nhận lần đầu, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho tối thiểu một đơn vị cấp huyện để làm mẫu nhằm rút kinh nghiệm triển khai diện rộng.

b) Tập trung chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, chính quyền cấp huyện, xã cùng phối hợp chặt chẽ, thực hiện đy đủ, đng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo Chthị số 1474/CT-TTg; trong đó phải hoàn thành trước tháng 5 năm 2013 các công việc sau đây:

- Rà soát, thống kê đầy đủ số lượng thửa đất tồn đọng cần cấp giấy chứng nhận theo từng loại đất, nguồn gốc sử dụng đất;

- Giao chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận cho từng huyện, xã và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp phải thực hiện từng quý trong năm 2013, tng hợp báo cáo kết quả thực hiện vBộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 11 năm 2013 để tổng hợp, báo cáo Thtướng Chính phủ;

- Ban hành quy định giải quyết các vướng mắc do có nguồn gốc sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng có tính phức tạp, phổ biến ở địa phương, nhất là tại các dự án phát triển nhà ở;

- Tiếp tục ci cách thủ tục cấp giấy chứng nhận ở địa phương; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định về thủ tục không đúng pháp luật hiện hành;

- Điều chỉnh, bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương trong năm 2013 cho tng huyện, xã để thực hiện cấp giấy chứng nhận gắn với chỉ tiêu cấp giy chứng nhận đã giao; bo đảm dành ti thiểu 10% tng số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên;

- Bổ sung nhân lực, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật, bố trí đủ kinh phí cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động đất đai, xây dựng và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

c) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đt; thanh tra công vụ, phát hiện, xử lý nghiêm những tiêu cực của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.

d) Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến để người sử dụng đất thực hiện đúng trách nhiệm đăng ký đất đai; phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình cấp giấy chứng nhận địa phương.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước tháng 6 năm 2013 phải hoàn thành việc tng hợp nhu cu kinh phí đthực hiện việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, cp giy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đt đai đối với những tỉnh khó khăn cần hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Tổ chức triển khai xây dựng cơ sdữ liệu đất đai theo mô hình tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, nhằm xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại, đáp ứng yêu cầu thông tin đất đai của các ngành, lĩnh vực và giao dịch ca người sử dụng đất.

c) Tăng cường kiểm tra, chđạo, hướng dẫn thực hiện ở các địa phương, nhất là đối với các tỉnh, thành phố có mức độ tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận còn nhiều để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mc về cơ chế, chính sách đất đai liên quan đến cấp giấy chứng nhận.

3. Các Bộ, ngành: Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát các quy định thuộc lĩnh vực quản lý có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận để đề xuất, sửa đổi và hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mc trong quá trình thực hiện tại các địa phương.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 11 năm 2013.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 năm 2013 về tình hình thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tuớng, các Phó Th tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN
(3b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Hoàng Trung Hải