Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 04/CT-UBND
Ngày ban hành 11/03/2016
Ngày có hiệu lực 11/03/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-UBND

Lâm Đồng, ngày 11 tháng 03 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020;

Để chủ động phòng, chống, ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thiên tai trong thời gian tới, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn tỉnh (sau đây viết tắt là Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh):

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 3585/KH-UBND ngày 26/6/2015 về triển khai thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với các tình huống thiên tai cụ th có thxảy ra theo từng cấp độ rủi ro thiên tai, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết ứng phó với mưa lũ đặc biệt lớn, nắng nóng - hạn hán kéo dài, sạt lở đất trên diện rộng, lốc xoáy, mưa đá,...; đồng thời, cần chú trọng việc phối hợp và bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm để huy động kịp thời khi có yêu cầu.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn; từng bước đầu tư, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn nhằm đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn trong mọi tình huống.

c) Đẩy nhanh tiến độ thành lập, quản lý quỹ phòng, chống thiên tai.

d) Hàng năm tổ chức tổng kết công tác PCTT và TKCN bằng hình thức trực tuyến đđánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng phương án, kế hoạch của năm sau theo phương châm chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời, hiệu quả trước, trong và sau khi bão, lũ, thiên tai xảy ra.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Phối hợp với Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương và các đơn vị liên quan theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo công tác PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các chủ hồ đập, các địa phương, đơn vị liên quan tchức thực hiện quản lý an toàn đập (trừ đập thủy điện) theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ và Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007.

c) Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập do xả lũ hồ chứa hoặc sự cố đập và ban hành quy trình điều tiết nước cho các hồ chứa do tỉnh quản lý (trừ các hồ chứa nước mà việc khai thác và bảo vệ, có liên quan đến hai tỉnh trở lên và các hồ chứa thủy điện). Đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ an toàn các hồ đập, thiết bị phục vụ cho xả lũ, phương tiện vật tư dự phòng để chủ động ứng phó khi có sự cố và đảm bảo an toàn công trình, vùng hạ du trong mùa mưa lũ; góp phần phòng, chống hạn hán hiệu quả.

d) Tiếp tục triển khai Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 21/4/2010 của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện để kịp thời chỉ đạo.

3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh và Công an tỉnh:

a) Thường xuyên rà soát, cập nhật phương án điều động, chi viện lực lượng, phương tiện cần thiết để hỗ trợ các địa phương ứng phó với các tình huống xảy ra, đặc biệt là siêu bão, động đất, cháy rừng, mưa lũ lớn.

b) Tổ chức diễn tập, sẵn sàng hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng TKCN của các ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả khi xảy ra thiên tai. Chỉ đạo thực hiện việc ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai.

4. Sở Công Thương:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đập, Công ty thủy điện, các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện quản lý an toàn đập của công trình thủy điện theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ và Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương.

b) Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập thủy điện do xả lũ hồ chứa hoặc sự cố đập và ban hành quy trình điều tiết nước cho các hồ chứa thủy điện do tỉnh quản lý. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ an toàn các đập thủy điện, thiết bị phục vụ cho xả lũ, phương tiện vật tư dự phòng để chủ động ứng phó khi có sự cố nhằm đảm bảo an toàn công trình, vùng hạ du trong mùa mưa lũ và thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn trong mùa khô.

c) Kiểm tra, giám sát phương án bảo đảm an toàn các công trình đường hầm thủy điện để kịp thời chấn chỉnh, xử lý đảm bảo công trình an toàn trong suốt quá trình thi công và khai thác, sử dụng, nhất là trong các tình huống xảy ra mưa lũ lớn.

d) Chủ trì, phối hợp với các địa phương có phương án chủ động nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân những vùng bị thiên tai, đặc biệt mùa mưa lũ, ngập lụt lớn.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhận định, dự báo kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai, nhất là hiện tượng El Nino.

b) Chủ trì, phối hợp cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán cân bằng nước, xác định khả năng cung, cầu nước ở từng khu vực làm cơ sở để các địa phương xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội phù hợp.

c) Phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức ứng phó, kịp thời khắc phục ảnh hưởng môi trường do thiên tai gây ra, đặc biệt là sản xuất bauxit tại Nhà máy Alumin Tân Rai để đảm bảo an toàn cho khu vực dân cư lân cận.

6. Sở Giao thông Vận tải:

a) Thường xuyên kiểm tra các tuyến đường xung yếu, các đoạn đường đèo thường bị sạt lở gây ách tắc giao thông, các cầu yếu để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo lưu thông an toàn, thông suốt khi có sự cố do thiên tai gây ra; chuẩn bị đầy đủ các vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ