Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác thu ngân sách nhà nước và thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020

Số hiệu 03/CT-UBND
Ngày ban hành 21/01/2020
Ngày có hiệu lực 21/01/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Hồng Vinh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-UBND

Nghệ An, ngày 21 tháng 01 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2020

Thu ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nguồn lực để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Do đó, công tác thu ngân sách nhà nước và thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cần phải được chú trọng chỉ đạo, thực hiện đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, cũng là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Dự báo tình hình chính trị, xã hội trong nước năm 2020 tiếp tục ổn định, tuy nhiên nền kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng vẫn còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền đã đạt ở mức cao; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường; sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội và cũng là thách thức đối với công tác quản lý. Một số chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành trong năm 2020, như: Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14, Luật thuế tài nguyên, Luật Thuế Bảo vệ môi trường…. sẽ tác động trực tiếp tới thu NSNN. Bên cạnh đó, nhiều điểm mới liên quan đến chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), dự báo gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước và thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2020, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:

1. Tổ chức đồng bộ, hiệu quả các biện pháp để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và hoàn thành vượt mức dự toán năm 2020 về thu ngân sách nhà nước và thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước.

a) Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, thành lập doanh nghiệp, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

b) Cục Thuế, Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện: tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về chính sách thuế, chính sách bảo hiểm xã hội nhằm giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận chính sách kịp thời, có hiệu quả và đúng mục đích.

- Chủ động giải đáp các khó khăn, vướng mắc và tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp. Hướng dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các giao dịch điện tử trong kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử và nộp các hồ sơ bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh TCTD trên địa bàn đẩy mạnh sử dụng các ứng dụng thu thuế không dùng tiền mặt; Phấn đấu đến hết năm 2020 có 100% đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch điện tử khi thực hiện các hồ sơ thu và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội; đổi mới tác phong, lề lối làm việc; tăng cường công tác kiểm tra công vụ, thực hiện kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức trong thực thi công vụ.

2. Tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

a) Cục Thuế, Cục Hải quan:

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo điều hành quản lý thu ngân sách năm 2020 của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ đầu năm 2020, đôn đốc hoàn thành chỉ tiêu thu lệ phí môn bài ngay trong quý I/2020. Phấn đấu đạt mức thu ngân sách cao nhất so với Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra;

- Chỉ đạo quyết liệt công tác thu, khai thác nguồn thu, tăng cường quản lý chống thất thu; rà soát, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, làm rõ những khoản hụt thu, các nguồn thu còn tiềm năng; đề ra giải pháp cụ thể để kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp thực hiện;

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách; kiểm soát để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong việc cung cấp, trao đổi thông tin theo quy định của Luật Quản lý Thuế để thu hồi nợ thuế;

- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam để thu hồi nợ đọng thuế của doanh nghiệp theo quy định, trước khi doanh nghiệp làm thủ tục cấp mới, cấp lại quyết định giao đất, cho thuê đất; hợp đồng thuê đất; giấy phép hoạt động khoáng sản; giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thủ tục giải thể, chuyển đổi doanh nghiệp…;

- Phối hợp với Sở Thông tin – Truyền thông tuyên truyền, phổ biến kịp thời nội dung mới của Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc với các doanh nghiệp mới làm thủ tục đăng ký kinh doanh để khuyến khích đăng ký, kê khai nộp thuế tại tỉnh Nghệ An;

- Cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan Tài nguyên Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện đôn đốc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án kinh doanh bất động sản đã được giao đất, xác định giá đất nhằm thu đầy đủ, kịp thời số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án để đề nghị thu hồi đất đối với các dự án triển khai chậm, không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành;

- Ngành Thuế tiếp tục phối hợp với đơn vị được ủy nhiệm thu thuế, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán;

- Tiếp tục triển khai quyết liệt và kịp thời các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Phấn đấu số nợ thuế đến ngày 31/12/2020 đạt tỷ lệ Tổng cục Thuế giao;

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh về kết quả giám sát công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2018;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế và kiểm tra sau thông quan; nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra thuế và kiểm tra sau thông quan; chú trọng thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, tập trung vào các doanh nghiệp, lĩnh vực có rủi ro cao, như: hoạt động khoáng sản; kinh doanh bất động sản, ăn uống, thương mại điện tử, dịch vụ lưu trú; địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại tỉnh...;

- Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu; phòng, chống gian lận thương mại; gian lận giá nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin với Công an tỉnh để kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu, gian lận thương mại;

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bán, cấp hoá đơn lẻ, ngăn chặn tình trạng hợp thức hoá chứng từ gây thất thu ngân sách nhà nước; đẩy mạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử của người nộp thuế;

- Tăng cường rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn điều hành, thi hành chính sách thuế. Từ đó đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế,

[...]