Chỉ thị 03/2019/CT-CA năm 2019 về nâng cao chất lượng áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 03/2019/CT-CA
Ngày ban hành 30/12/2019
Ngày có hiệu lực 09/01/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Thúy Hiền
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2019/CT-CA

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016) đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung, trong đó quy định mới một số biện pháp1, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định khác về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Những quy định mới được sửa đổi, bổ sung đã góp phần giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi tắt là vụ án dân sự) thời gian qua cho thấy, việc áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các Tòa án nhân dân về cơ bản đã đảm bảo đúng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số Tòa án nhân dân để xảy ra sai sót, vi phạm được nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Chỉ thị này.

Đviệc áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời đúng pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu:

1. Các Tòa án nhân dân chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự kiểm tra, rà soát các vụ việc đang áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm pháp luật để chấn chỉnh, khắc phục ngay, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm trong cơ quan, đơn vị mình. Trường hợp tiếp tục để xảy ra sai sót, vi phạm thì phải kiểm điểm trách nhiệm và xem xét, xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có liên quan.

2. Các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quan tâm, chỉ đạo việc cập nhật, theo dõi việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án, bảo đảm chính xác, kịp thời. Đối với các vụ án đương sự có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán có kinh nghiệm xem xét, giải quyết, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người liên quan.

3. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học khẩn trương tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, sớm nghiên cứu, xây dựng và trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, thông qua Nghị quyết hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trước mắt, khi Nghị quyết này chưa được ban hành, các Tòa án nhân dân phải nghiên cứu, áp dụng đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, pháp luật có liên quan2 và các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao3.

4. Ban Thanh tra phối hợp với các Vụ Giám đốc kiểm tra, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong việc tiếp tục rà soát, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp có đơn khiếu nại hoặc phản ánh, kiến nghị về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; đồng thời kiến nghị các giải pháp để hạn chế sai sót, vi phạm pháp luật dẫn đến phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Vụ Thi đua - Khen thưởng phối hợp với Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao theo dõi, nắm thông tin về các đơn vị để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật khi áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; chậm trễ trong việc khắc phục, xử lý vi phạm, sai sót để tham mưu cho Hội đồng Thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân trong việc xét thi đua, khen thưởng.

6. Học viện Tòa án phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng giáo trình về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và các tài liệu hướng dẫn quy trình, kỹ năng áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn tạm thời trong tố tụng dân sự; tổ chức tập huấn pháp luật, kiến thức, kỹ năng áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

7. Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học và các đơn vị có liên quan tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.

8. Tạp chí Tòa án nhân dân, Báo Công lý, Cổng thông tin điện tử và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật, chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thông qua các bài viết, nghiên cứu, trao đổi.

Việc áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời ảnh hưng trực tiếp đến chất lượng giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án. Do đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao ngay sau khi nhân được Chthị này cần tổ chức quán triệt và triển khai tới các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cơ quan, đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện nêu có vướng mc hoặc đề xuất, kiến nghthì phản ánh vTòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học).

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Tư pháp của Quc hội;
- Ủy ban Pháp luật c
a Quốc hội;
- Ban Nội chính TW;
- Ban Ch
đạo CCTPTW;
- Chánh án TANDTC (để báo cáo);
- Các Đ/c Phó Chánh án TANDTC (để ch
đạo thực hiện);
- Các Đ/c Thẩm phán TANDTC;
- Thủ trưởng các đ
ơn vị thuộc TANDTC;
- Các Tòa án nhân d
ân;
- Cổng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT VP, Vụ PC&QLKH (TANDTC).

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Thúy Hiền

 

PHỤ LỤC

VỀ MỘT SỐ SAI SÓT CẦN RÚT KINH NGHIỆM TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
(Kèm theo Ch
thị s03/2019/CT-CA ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chánh án Tòa án nhân dân ti cao)

1. Sai sót khi áp dụng những quy định chung về các biện pháp khẩn cấp tạm thi

1.1. Về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự)

Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án đang giải quyết vụ án. Tuy nhiên, có trường hợp tại thời điểm nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án đã biết việc thụ lý vụ án là không đúng thẩm quyền nhưng vẫn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (sau đó mới chuyển vụ án theo thẩm quyền) là vi phạm quy định của pháp luật.

1.2. Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự)

Một là, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cu. Tuy nhiên, có trường hợp Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc thông báo không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn này. Bên cạnh đó, còn có Tòa án không có sổ theo dõi nhận đơn, không ghi chép thời gian nhận đơn nên không có căn cứ để xác định chính xác thời hạn giải quyết theo quy định.

Có trường hợp không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng Thẩm phán không thông báo bằng văn bản hoặc có thông báo nhưng không nêu rõ lý do cho người yêu cầu hoặc nêu lý do không áp dụng không đúng quy định của pháp luật.

Hai là, theo quy định tại khoản 2 Điều 111, khoản 3 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp nêu trên thì có Tòa án lại từ chối việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì chưa thụ lý vụ án là chưa đúng quy định của pháp luật.

Ba là, theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, gồm: phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì theo quy định của Bộ luật Ttụng dân sự, Thẩm phán chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Tuy nhiên, khi áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời này, Thẩm phán có sai sót là không ấn định rõ số tiền bị phong tỏa; không xác định giá trị tài sản phong ta mà phong tỏa một phần tài sn chung (chưa chia); phong tỏa số tiền hoặc tài sản có giá trị lớn hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện; hoặc phong tỏa số tiền, tài sản có giá trị vượt quá yêu cầu của người yêu cầu.

1.3. Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự)

[...]