Chỉ thị 03/2011/CT-UBND về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 03/2011/CT-UBND
Ngày ban hành 28/12/2011
Ngày có hiệu lực 04/01/2012
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Quận Bình Tân
Người ký Huỳnh Văn Chính
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNH TÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 03/2011/CT-UBND

Bình Tân, ngày 28 tháng 12 năm 2011

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN

Trong những năm qua, hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quận đã có bước chuyển biến tích cực. Hiện đã xây dựng được 121 Tổ hòa giải ở cơ sở với 615 hòa giải viên; hàng năm, tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 60%, kéo giảm các loại vụ, việc tranh chấp phải chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Qua đó, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, góp phần phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay công tác hòa giải ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn như: các tổ chức hòa giải ở cơ sở chưa được kịp thời củng cố, kiện toàn; chưa phân định rõ phạm vi hòa giải ở cơ sở và hòa giải ở Ủy ban nhân dân phường theo quy định của pháp luật; kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải của một bộ phận hòa giải viên còn nhiều hạn chế; chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng cho hòa giải viên chưa phù hợp, chưa được quan tâm đúng mức...

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, đồng thời tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quận trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân quận chỉ thị:

1. Củng cố, kiện toàn tổ chức hòa giải ở cơ sở:

a) Tiếp tục thực hiện mô hình Tổ hòa giải theo quy định của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; thành lập Tổ hòa giải ở các tổ dân phố và các cụm dân cư khác (các chợ cố định, tụ điểm du lịch, vui chơi giải trí…) chưa có Tổ hòa giải, đảm bảo mỗi tổ dân phố và các cụm dân cư khác phải có ít nhất một Tổ hòa giải.

b) Chú trọng công tác nhân sự cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đảm bảo mỗi Tổ hòa giải có từ 3 tổ viên trở lên theo quy định của Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tổ viên Tổ hòa giải phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, đồng thời phải có sức khỏe tốt, am hiểu pháp luật và có uy tín đối với nhân dân nơi cư trú.

c) Định kỳ hàng tháng, Tổ hòa giải tiến hành họp để đánh giá, rút kinh nghiệm; các tổ viên thường xuyên tham gia các cuộc họp tổ dân phố để nắm bắt, trao đổi thông tin.

d) Xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở giữa Tổ hòa giải với các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng chức năng trên địa bàn khu dân cư; đề xuất cử thành viên của các tổ chức này làm tổ viên Tổ hòa giải.

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở:

a) Tăng cường tuyên truyền về công tác hòa giải ở cơ sở trong nhân dân.

b) Đẩy mạnh hoạt động hòa giải tại Tổ hòa giải; khuyến khích, hướng dẫn hòa giải tại Tổ hòa giải đối với các vụ việc thuộc phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

c) Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải và kiến thức pháp luật cho các hòa giải viên; quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng cho hòa giải viên ở cơ sở.

d) Tăng cường biên soạn, cung cấp tài liệu nghiệp vụ hòa giải, tài liệu tuyên truyền pháp luật cho các Tổ hòa giải; đầu tư xây dựng Tủ sách pháp luật, tạo điều kiện cho các hòa giải viên đến mượn đọc, nghiên cứu.

đ) Tăng cường sự phối hợp giữa Tổ hòa giải với các Tổ công tác Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể, cảnh sát khu vực... để hòa giải kịp thời, có hiệu quả các vụ việc tranh chấp xảy ra trong nội bộ nhân dân.

3. Kinh phí cho công tác hòa giải:

a) Cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác hòa giải ở cơ sở, đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng quy định, phù hợp với thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quận.

b) Khuyến khích việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác hòa giải ở cơ sở.

4. Phân công trách nhiệm thực hiện:

a) Phòng Tư pháp quận:

- Dự thảo các văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở trình Ủy ban nhân dân quận ban hành; phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch quận tham mưu triển khai thực hiện nội dung Quyết định số 72/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân 10 phường triển khai có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở;

- Tăng cường biên soạn, cung cấp tài liệu về nghiệp vụ hòa giải, tài liệu tuyên truyền pháp luật đề cung cấp cho các hòa giải viên ở cơ sở;

- Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên;

- Tham mưu UBND quận định kỳ tổ chức tổng kết, khen thưởng công tác hòa giải ở cơ sở.

b) Phòng Tài chính – Kế hoạch quận:

- Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân quận ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở;

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ