Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 02/CT-UBND
Ngày ban hành 04/02/2015
Ngày có hiệu lực 04/02/2015
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Lê Văn Tâm
Lĩnh vực Bảo hiểm

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Cần Thơ, ngày 04 tháng 02 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” và Quyết định số 3674/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung cụ thể như sau:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 4280/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2013-2015 và đến năm 2020”, tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, nhằm khai thác, mở rộng đối tượng, chú ý các địa phương có tỷ lệ tham gia thấp và các nhóm đối tượng như: Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, người dân tham gia BHYT tự nguyện, tăng cường chỉ đạo giao trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên chức vận động gia đình và người thân mua BHYT… nhằm đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố giao năm 2015 đạt 70% dân số tương đương 862.580 người dân có thẻ BHYT.

2. Sở Y tế

- Chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt là BHYT tự nguyện, thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân theo Quyết định số 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chủ trì, phối hợp với các ngành thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Luật BHYT sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn, tập trung vào những điểm mới, những nội dung có tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BHYT cũ, tạo cơ chế pháp lý để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thực hiện Luật BHYT. Tăng cường trách nhiệm của ngành y tế trong quản lý, sử dụng và cân đối quỹ khám chữa bệnh, chống lãng phí, lạm dụng quỹ BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT.

- Chỉ đạo các trung tâm y tế, trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tại địa phương giám sát việc thực hiện chỉ tiêu mỗi cộng tác viên dân số tham gia vận động tối thiểu 5 người tham gia BHYT/tháng. Quy định mỗi trạm y tế phải làm đại lý phát hành thẻ BHYT tự nguyện cho người dân, đưa chỉ tiêu vận động tham gia BHYT vào tiêu chí xét thi đua của ngành y tế.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác rà soát, cập nhật, thống kê đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và hộ cận nghèo hàng năm, phân loại đối tượng chính xác, cụ thể, đảm bảo cấp phát thẻ cho các đối tượng kịp thời; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, việc thực hiện quy trình cấp thẻ cho đúng đối tượng; thực hiện tốt công tác dự toán, quyết toán kinh phí mua thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc ngành quản lý.

- Chủ động phối hợp với Sở Y tế, cơ quan BHXH hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện vận động hộ gia đình cận nghèo theo Quyết định 797/QĐ-TTg mua BHYT đảm bảo đạt tỷ lệ từ 95% trở lên.

4. Sở Giáo dục và đào tạo

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện và Hiệu trưởng các trường tăng cường đôn đốc việc vận động học sinh, sinh viên có trách nhiệm phải tham gia BHYT, các trường hợp chưa tham gia cần tìm ra nguyên nhân để có giải pháp cụ thể; đưa chỉ tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT vào tiêu chí thi đua của ngành (trừ học sinh, sinh viên đã có thẻ BHYT thuộc đối tượng khác); tổ chức kiện toàn mạng lưới y tế trường học, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên.

5. Bảo hiểm xã hội thành phố

- Tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT đến từng nhóm đối tượng; đổi mới các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật BHYT sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát hành thẻ BHYT, đảm bảo thuận lợi cho người tham gia BHYT.

- Lập dự toán, kinh phí ngân sách hỗ trợ mức đóng BHYT cho các đối tượng trên địa bàn thành phố, hàng quí lập thủ tục gửi về Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính các quận, huyện để xem xét và cấp kinh phí kịp thời, đúng quy định.

- Chủ động đề xuất, phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về thực hiện chính sách BHYT, khai thác đối tượng tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Giám đốc BHXH thành phố có trách nhiệm chủ trì phối hợp cùng các ngành, đoàn thể để tổ chức triển khai thực hiện trong hội viên, đoàn viên của các đoàn thể.

6. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, hướng dẫn các quận huyện xây dựng kế hoạch cấp kinh phí để mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT và tiếp nhận thủ tục hồ sơ thanh toán BHYT do cơ quan BHXH chuyển đến.

7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

- Củng cố, tăng cường Ban Chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân, phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên, chỉ đạo kiện toàn, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo BHYT toàn dân các xã, phường, thị trấn; thường xuyên tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phát triển từ đạt 70% dân số trở lên có thẻ BHYT; giao chỉ tiêu phát triển đối tượng BHYT cụ thể cho UBND cấp xã, phường, thị trấn phấn đấu thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT đề ra, gắn việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với thực hiện chỉ tiêu về BHYT.

Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT cho các đối tượng trên địa bàn theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung.

- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH các quận, huyện thực hiện tốt chính sách BHYT trên địa bàn. Đặc biệt là trong việc xác định rõ những đối tượng cụ thể tham gia BHYT để có những cách tiếp cận, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp phù hợp thực hiện có hiệu quả trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia BHYT. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHYT, coi đây là chỉ tiêu đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị.

10. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất BHXH thành phố phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn.

11. Ban Thi đua Khen thưởng thường xuyên theo dõi việc triển khai thực hiện BHYT. Phối hợp với các ngành chức năng đề xuất UBND thành phố khen thưởng đột xuất cho những tập thể, cá nhân có sáng kiến, giải pháp thực hiện tốt để động viên, khen thưởng kịp thời.

Để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu từ 70% dân số trở lên có thẻ BHYT, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện khẩn trương triển khai Chỉ thị này và có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả và phải xem đây là một trong những chỉ tiêu thi đua của đơn vị, định kỳ hàng quý báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ để chỉ đạo kịp thời./.

[...]