Chỉ thị 02/CT-CTUBND năm 2014 tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Số hiệu | 02/CT-CTUBND |
Ngày ban hành | 11/02/2014 |
Ngày có hiệu lực | 11/02/2014 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sóc Trăng |
Người ký | Trần Thành Nghiệp |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-CTUBND |
Sóc Trăng, ngày 11 tháng 02 năm 2014 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG VÀ HẠN CHẾ SẢN XUẤT, SỬ DỤNG GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020; Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng; Công văn số 485/BXD-VLXD ngày 25/3/2013 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Xây dựng:
a) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện xóa bỏ các lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục theo lộ trình đã ban hành tại Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực VLXKN cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động đầu tư xây dựng công trình (bao gồm: người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng công trình; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình) để tổ chức thực hiện.
c) Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ tỷ lệ sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước và các công trình nhà cao tầng (từ 09 tầng trở lên) không phân biệt nguồn vốn trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 và Công văn số 485/BXD-VLXD ngày 25/3/2013 của Bộ Xây dựng.
d) Xem xét, chấp thuận việc không sử dụng VLXKN trong các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng VLXKN, thuộc thẩm quyền xem của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Điểm d Khoản 7 Điều 4 Thông tư số 09/2012/ TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng.
e) Phối hợp Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Sóc Trăng xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư sản xuất VLXKN.
g) Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức giới thiệu các công nghệ sản xuất VLXKN tiên tiến, hiện đại đến các nhà đầu tư; hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn công nghệ sản xuất VLXKN tiên tiến, hiện đại đảm bảo về môi trường, phù hợp với quy mô sản xuất, ưu tiên lựa chọn các công nghệ trong nước;
h) Tham gia góp ý về dây chuyền công nghệ các dự án đầu tư sản xuất VLXKN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng đề xuất các nhiệm vụ khoa học - công nghệ phục vụ sản xuất VLXKN; hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn công nghệ sản xuất VLXKN tiên tiến, hiện đại đảm bảo về môi trường, phù hợp với quy mô sản xuất, ưu tiên lựa chọn các công nghệ trong nước; tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư sản xuất VLXKN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích phát triển và tạo điều kiện cho các dự án sản xuất VLXKN.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất VLXKN về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư.
4. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức quản lý về giá các loại VLXKN trên thị trường, không để tình trạng các sản phẩm này trở thành độc quyền của một số nhà cung cấp, đẩy giá tăng cao bất hợp lý.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng, hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích phát triển và tạo điều kiện cho các dự án sản xuất VLXKN.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch nung lên mức tối đa.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch nung, kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định.
b) Định kỳ đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch đất sét nung.
c) Thẩm định các hồ sơ về đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở sản xuất VLXKN theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
d) Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua việc nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch nung lên mức tối đa.
e) Phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc xóa bỏ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công cải tiến và lò đứng liên tục.
6. Sở Công Thương:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Sóc Trăng xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư sản xuất VLXKN.