Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 02/2006/CT-BTM về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 02/2006/CT-BTM
Ngày ban hành 06/02/2006
Ngày có hiệu lực 06/02/2006
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Trương Đình Tuyển
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ THƯƠNG MẠI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2006/CT-BTM

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2006 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Ngày 16/11/2005, Quốc hội khóa XI, (kỳ họp thứ 8) đã thông qua Luật Thực hành tiết kiệm, Chống lãng phí.

Để đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay trong năm 2006 và các năm tiếp theo, Bộ yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ thực hiện những việc sau:

1- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản:

Thực hiện việc phân bổ vốn đầu tư cho các đơn vị trước ngày 31/01/2006 và tổ chức công khai theo đúng quy định của Luật ngân sách.

Rà soát lại các dự án đầu tư, xem xét lại các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, quy mô và nguồn vốn nếu xét thấy việc đầu tư không mang lại hiệu quả thì báo cáo Bộ để xem xét quyết định. Thực hiện ngay việc rà soát lại danh mục dự án đầu tư, dự án ODA và các quy trình, quy chế quản lý đầu tư từ khâu thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Thực hiện đầu tư đảm bảo yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng.

Khi điều chỉnh dự án đầu tư phải tiến hành giám sát đánh giá đầu tư, phải xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc điều chỉnh dự án. Việc điều chỉnh dự án phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đấu thầu quy định tại Nghị định số 66/2003/NĐ-CP, ngày 12/6/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ, đảm bảo tính công khai rộng rãi, nghiêm cấm hiện tượng thông thầu, chỉ định thầu, giao thầu, để ăn chia, nếu vi phạm kiên quyết xử lý kỷ luật.

Thủ trưởng đơn vị thực hiện dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Bộ về những sai phạm trong quản lý đầu tư và tình trạng lãng phí xảy ra đối với dự án đầu tư do mình quản lý thực hiện; xác định rõ trách nhiệm của đơn vị và cá nhân khi để xảy ra lãng phí, thất thoát trong tất cả các khâu của quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch, danh mục và thực hiện dự án đầu tư.

2- Về quản lý sử dụng ngân sách nhà nước:

- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước từ các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước; quyết định giao dự toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trước ngày 31/01/2006 và tổ chức công khai theo đúng quy định của Luật ngân sách.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, các đơn vị phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn và các văn bản hướng dẫn khác; Trường hợp Chính phủ có quy định khác để thay thế Nghị định số 10/2002/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định mới đó.

+ Đối với cơ quan hành chính thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về quy định chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP. Ngay trong quý I năm 2006, các đơn vị hành chính phải xây dựng xong quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công, sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn và phải được công khai trong toàn cơ quan.

- Xử lý dứt điểm những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước của Thanh tra và thu hồi ngay những khoản sử dụng chi sai chế độ, định mức và tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước.

a- Trong việc mua sắm trang thiết bị, quản lý, sử dụng phương tiện:

Trong mua sắm tài sản: nghiêm cấm việc sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm các trang thiết bị ngoài tiêu chuẩn chế độ, những tài sản đắt tiền xa hoa lãng phí. Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về mua sắm tài sản và thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản quy định tại Quyết định số 909/2005/QĐ-BKD ngày 13/9/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa và các văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn. Nghiêm cấm việc thỏa thuận giá trong mua sắm tài sản, để ăn chia phần chênh lệch.

Trong quản lý và sử dụng xe ôtô: thực hiện rà soát, bố trí, sắp xếp lại phương tiện tại các đơn vị theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định, thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu. Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng xe công vào việc riêng. Đơn vị, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.

b- Trong quản lý kinh phí khoa học, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, dự án:

Thực hiện việc giao kinh phí ngay từ đầu năm cho các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, dự án khoa học để đơn vị chủ động thực hiện; chấm dứt việc giao kế hoạch đầu năm mà đến cuối năm mới giao nhiệm vụ; Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước: ngân sách năm nào thì triển khai giao nhiệm vụ trong năm đó, không được kéo dài hiệu quả thấp.

Rà soát lại các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tập trung bố trí cho những nhiệm vụ trọng điểm được Bộ tuyển chọn, phê duyệt; không bố trí cho những nhiệm vụ khoa học chưa đầy đủ thủ tục.

Thực hiện đình chỉ và điều chuyển kinh phí của các đề tài, dự án khoa học không đúng tiến độ, không có hiệu quả cho các đề tài, dự án khác có hiệu quả.

Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước các nhiệm vụ chi không đúng mục đích, sai chế độ quy định.

Thực hiện nghiêm cơ chế đấu thầu, tuyển chọn cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Kiên quyết chấm dứt các chương trình mục tiêu triển khai chậm tiến độ, hiệu quả thấp. Tổ chức lồng ghép các chương trình có cùng tính chất, thực hiện trên cùng địa bàn, giảm chi phí quản lý dự án và chi phí trung gian.

c- Trong việc tổ chức hội nghị, cử đoàn đi công tác và khảo sát ở nước ngoài:

Không tổ chức các hội nghị nếu không có nội dung thiết thực, nghiên cứu lồng ghép các nội dung tương tự vào cùng một hội nghị. Không lợi dụng việc tổ chức Hội nghị để chiêu đãi, tặng quà, thăm quan nghỉ mát. Việc tổ chức hội nghị thực hiện đúng chế độ tiêu chuẩn định mức quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn.

Các đoàn đi công tác khảo sát, học tập ở nước ngoài phải có nội dung thiết thực, không trùng lắp, đúng thành phần, đúng chế độ quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn.

[...]