Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 01/CT-UBND
Ngày ban hành 12/01/2023
Ngày có hiệu lực 12/01/2023
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 01 năm 2023

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng xây dựng, quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình đã được các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, giám sát quan tâm chỉ đạo, thực hiện chặt chẽ từ công tác thiết kế tổ chức thi công đến việc theo dõi, kiểm tra giám sát công nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc chấp hành pháp luật về chất lượng, an toàn, vệ sinh lao động của một số nhà thầu xây lắp chưa thực hiện nghiêm túc, còn để xảy ra một số tai nạn lao động. Một số nhà thầu chưa quan tâm đúng mực đến hệ thống quản lý an toàn lao động, tổ chức còn thiếu khoa học, chưa thường xuyên, một số thiết bị thi công chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, sử dụng thiết bị không đúng chủng loại, không đúng công suất, thiếu kiểm định; một số máy móc, thiết bị chưa được kiểm tra kỹ chất lượng trước khi đưa vào công trình, thiếu tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện an toàn, ổn định của công trình trước khi tổ chức thi công của chủ đầu tư, tư vấn giám sát chưa thường xuyên, liên tục.

Thực hiện ý kiến của Bộ Xây dựng tại công văn số 63/BXD-GĐ ngày 06/01/2023 yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình xây dựng; trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng tại văn bản số 43/SXD-CCGĐXD ngày 05/01/2023.

Để tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường công trình xây dựng, nhằm hạn chế tối đa sự cố trong thi công xây dựng công trình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương, tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy trình, quy phạm, công nghệ xây dựng tiên tiến... trong thiết kế, thi công các công trình xây dựng cho các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, an toàn lao động trong xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; phối hợp chặt chẽ với các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.

Tổ chức thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công của chủ đầu tư, đồng thời thường xuyên, liên tục đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong công trình xây dựng theo quy định, đặc biệt đối với các công trình thi công xây dựng có đào hố móng sâu, đào ta luy âm, ta luy dương, sử dụng các trang thiết bị thi công dễ gây mất an toàn như máy khoan cọc nhồi, máy ép cọc bê tông, cần cẩu tháp, máy bơm bê tông, máy đào xúc...

Cương quyết dừng thi công xây dựng nếu phát hiện tại công trường xây dựng có nguy cơ mất an toàn; xử lý những hành vi vi phạm về quản lý chất lượng, an toàn lao động trong công trình xây dựng; thu hồi các chứng chỉ hành nghề của các cá nhân, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức trong trường hợp vi phạm các quy định hiện hành.

2. Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng đối với các lĩnh vực của ngành mình nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, thẩm định hồ sơ thiết kế theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương nơi có công trình xây dựng chuyên ngành được triển khai kiểm tra khi công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng;

Tăng cường tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu, đồng thời thường xuyên, liên tục kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong công trình xây dựng theo quy định, đặc biệt đối với các công trình thi công xây dựng có đào hố móng sâu, đào ta luy âm, ta luy dương, sử dụng các trang thiết bị thi công dễ gây mất an toàn như máy khoan cọc nhồi, máy ép cọc bê tông, cần cẩu tháp, máy bơm bê tông, máy đào xúc...

Khi thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và công tác quản lý chất lượng công trình thường xuyên chuyên ngành, trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng thì phải tiến hành lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

3. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng. Tổ chức tiếp nhận, xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn lao động trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các cơ sở khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thông báo công khai các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên cổng thông tin điện tử của sở và các phương tiện thông tin đại chúng.

Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Xây dựng, các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra kịp thời các vụ tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng trong quá trình tổ chức thi công công trình xây dựng, để giải quyết kịp thời các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chỉ đạo, nâng cao năng lực Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện để thực hiện tốt vai trò chủ đầu tư, thực hiện quản lý tốt các dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư hoặc thực hiện tốt hợp đồng với Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện quản lý dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư theo phân cấp.

Chỉ đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị) thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định; đảm bảo đủ năng lực, trình độ để thực hiện tốt công tác thẩm định thiết kế xây dựng, công tác quản lý chất lượng và an toàn lao động trong đầu tư xây dựng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thi công xây dựng trên địa bàn, có biện pháp xử lý, đề xuất xử lý hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn quản lý; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kịp thời, đầy đủ các nội dung về quản lý chất lượng và an toàn lao động trong xây dựng theo yêu cầu của Sở Xây dựng, các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Tăng cường thời lượng, bản tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên công trình xây dựng để nhân dân tham gia giám sát, kịp thời phát hiện, phản ánh các sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, để các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý.

Tổ chức phát sóng một số chương trình, chuyên đề về công tác quản lý chất lượng và an toàn lao động công trình xây dựng trên đài truyền hình; đồng thời giới thiệu, biểu dương các công trình điển hình về chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường để phát huy, nhân rộng.

6. Đối với chủ đầu tư dự án

[...]