Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2019 về tập trung mọi nỗ lực, nâng cao vai trò và trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách 2019 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 01/CT-UBND
Ngày ban hành 01/01/2019
Ngày có hiệu lực 01/01/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 01 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG MỌI NỖ LỰC, NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH 2019

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xác định mục tiêu tng quát phát triển kinh tế xã hội năm 2019: “Chuyển mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu; phát triển du lịch - dịch vụ; công nghệ thông tin và nâng cao năng suất lao động. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh đi mới sáng tạo. Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Đổi mới, sp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị gn với phòng, chng tham nhũng, lãng phí; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống"; Chủ đề của năm: "Năm kỷ cương, kỷ luật hành chính. Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị".

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Nghị quyết số 23/2018/ NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 01/01/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

I. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TẬP TRUNG THỰC HIỆN TRONG NĂM 2019

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; tập trung thực hiện cải cách hành chính toàn diện, thực chất; sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế; chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng

1.1. Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, chỉ đạo sâu sát, điều hành quyết liệt, đồng bộ, kiên trì các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong năm 2019, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, xử lý, giải quyết những hạn chế, bất cập của ngành, lĩnh vực phụ trách; đổi mới, sáng tạo trong phương thức hoạt động, điều hành; tạo sức lan tỏa về khát vọng cống hiến, xây dựng quê hương đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Đánh giá thực chất nhng việc đã làm được, những hạn chế, bất cập và kinh nghiệm đã rút ra trong năm 2018, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh và Quyết định của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, triển khai thực hiện ngay từ những ngày đầu năm 2019 theo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan, một cơ quan được giao nhiều việc.

1.2. Tập trung thực hiện cải cách hành chính toàn diện, thực chất, nâng cao tính sẵn sàng phục vụ của các cơ quan nhà nước. Phát huy hiệu quả hệ thống tiếp nhận hoàn trả thủ tục hành chính theo 3 cấp, cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; nâng cao tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ dịch vụ công trực tuyến. Triển khai đồng bộ hệ thống quản lý văn bản, đảm bảo kết nối, liên thông bốn cấp; từ năm 2019, 100% văn bản theo quy định được xử lý trên môi trường mạng...

Đổi mới tư duy, chuyển mạnh cơ chế "xin - cho" sang "phục vụ" trong điều hành, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh "chính quyền thân thiện, phục vụ". Thực hiện theo nguyên tắc những nội dung công việc do cơ quan nhà nước phải cung cấp, công khai thì phải chủ động chuẩn bị sn sàng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó ưu tiên tập trung các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp như quy hoạch, giá đất, hồ sơ địa chính, đất tái định cư. Rút ngn khoảng cách từ chính sách đến cuộc sống, từ kế hoạch đến tổ chức thực hiện, tăng cường triển khai các cơ chế, chính sách đến người được tác động, hưởng lợi; khắc phục tình trạng người cần thông tin thì không được nghe, người nghe thì không cần thông tin.

Tập trung chuyển đổi số đối với một số lĩnh vực trọng điểm nhằm hình thành các cơ sở dữ liệu liên quan đất đai, hồ sơ công dân, doanh nghiệp là những cơ sở pháp lý quan trọng đ giúp các cơ quan nhà nước chủ động hơn trong việc thực hiện vai trò chính quyền phục vụ, góp phần quan trọng và lâu dài trong quá trình giảm hồ sơ khi giải quyết thủ tục hành chính.

1.3. Tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giảm bình quân 2,5% biên chế hàng năm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức ở các cấp chính quyền trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác hàng tháng, quý, năm.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và công tác cán bộ, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm. Tăng cường hoạt động của Tổ Công tác về kiểm tra công vụ của Chủ tịch UBND tỉnh và Tổ Công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh giao các các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế.

Thực hiện có thực chất công tác đánh giá cán bộ, cơ quan theo phương thức đánh giá đa chiều, xem trọng đánh giá của người dân, doanh nghiệp để loại khỏi đội ngũ công chức những cán bộ kém về đạo đức, yếu về năng lực, thiếu trách nhiệm trong công tác; tăng cường biện pháp giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm những biểu hiện nhũng nhiễu, gây khó khăn, trục lợi trong giải quyết hồ sơ công dân, tổ chức.

Rà soát quy hoạch, đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, đạo đức, uy tín xã hội cao. Kiên quyết xử lý nghiêm với những biểu hiện chạy chức chạy quyền, trong công tác cán bộ; biểu hiện lợi ích nhóm trong công tác cán bộ trong thời gian chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng các cấp; không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với những cán bộ có tỷ lệ công việc không hoàn thành cao, chất lượng xử lý, tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kém.

1.4. Chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Tập trung tổng kết và xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 định hướng đến 2045, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

2. Huy động nguồn lực xã hội, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững

2.1. Rà soát lại các mục tiêu, chỉ tiêu, công trình, dự án trọng điểm để xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, đôn đốc triển khai thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu để tổ chức thực hiện. Tập trung thu hút đầu tư, huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên 22.700 tỷ trong năm 2019; đảm bảo sự ổn định các sản phẩm chủ lực như điện, bia, dệt may, chế biến cát, gỗ. Tập trung các công trình giao thông quan trọng, các công trình có quy mô lớn tại khu kinh tế, khu công nghiệp, dự án Laguna giai đoạn 2, dự án mở rộng sân bay quốc tế Phú Bài, các dự án khu du dịch ven biển có thương hiệu từ Thuận An đến Lăng Cô, khu du lịch Chân Mây - Cảnh Dương - Bạch Mã, dự án giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế và các công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn.

2.2. Tập trung thực hiện các giải pháp phát triển ngành du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phát triển được các sản phẩm du lịch mới có chất lượng, hấp dẫn để giữ chân du khách. Ưu tiên nguồn lực để hoàn thành một số sản phẩm du lịch mới, đưa vào khai thác trong năm 2019. Đôn đốc, tạo điều kiện để các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư có uy tín và tiềm lực triển khai các dự án du lịch - dịch vụ trọng điểm. Tạo ra các sản phẩm thực sự hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch và hình thành không gian kết nối, liên kết phát triển giữa Huế với Đà Nng - Hội An. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Kiểm soát giá dịch vụ, đảm bảo mặt bằng giá, chống tình trạng phá giá dịch vụ lưu trú. Triển khai các ứng dụng du lịch thông minh để tăng sự thu hút quảng bá, mang lại sự tiện ích, an toàn và đa dạng phương thức tiếp cận văn hóa, cảnh quan của địa phương đối với du khách.

Có chiến lược quảng bá hình ảnh Huế, điểm đến Huế với tầm nhìn lâu dài trên cơ sở khai thác các đặc thù, khác biệt của Huế trên các lĩnh vực. Thay đổi, đổi mới phương pháp, hình thức quảng bá hình ảnh du lịch với chiến lược tiếp thị, quảng bá mang tầm quốc gia và quốc tế, gắn liền với xây dựng, quảng bá thương hiệu Điểm đến "Cố đô Huế - thành phố Festival", "Huế một điểm đến - năm di sản", "Huế - Kinh đô ẩm thực", "Hương xưa làng cổ Phước Tích", "Thanh Trà - Hương vị xứ Huế", "Sóng nước Tam Giang",...

2.3. Phát triển công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường, công nghiệp công nghệ cao. Rà soát, bổ sung, ban hành các chính sách hỗ trợ về thuế, đất đai, tín dụng để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, công nghiệp năng lượng, công nghiệp hỗ trợ. Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất chế biến cát chất lượng cao, ngành công nghiệp dệt may, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải tuần hoàn để tạo năng lực sản xuất mới trong ngành dệt nhuộm.

2.4. Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Rà soát, bổ sung một số cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ sản xuất sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn VietGap, nông sản hữu cơ. Tăng cường chỉ đạo, giám sát để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả, với mục tiêu năm 2019 có 12 - 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tập trung thực hiện thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gắn liền tích tụ ruộng đất tại một địa phương để tập trung nguồn lực, sau đó lan tỏa, phổ biến kinh nghiệm, giải pháp hiệu quả cho các địa phương khác cùng thực hiện.

2.5. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thông qua cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, gắn nghiên cứu với địa chỉ ứng dụng, với thị trường. Hoàn thành việc xét chọn và phát triển danh mục sản phẩm chủ lực của từng địa phương nhằm tập trung nguồn lực đphát triển hàng hóa chủ lực của tỉnh.

2.6. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chng thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Xử lý nghiêm cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải; tập trung xử lý rác thải đô thị, nông thôn, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hiệu quả, bền vững. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng tiết kiệm năng lượng. Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản, ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm trong khai thác khoáng sản, trong đó có đá, cát, sỏi,... chủ động giải pháp thay thế cát sỏi tự nhiên. Tổ chức thực hiện nghiêm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

2.7. Củng cố hệ thống thông tin, báo cáo; nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo, phục vụ quản lý, điều hành; kịp thời ứng phó có hiệu quả các biến động. Tập trung triển khai thực hiện Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch, bảo đảm đng bộ, thống nhất; khẩn trương triển khai xây dựng các quy hoạch thời kỳ 2021- 2030. Đẩy mạnh liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tăng cường liên kết phát triển dịch vụ du lịch với Đà Nng - Quảng Nam.

3. Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách và nâng cao hiệu quả đầu tư công

3.1. Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách, kiểm soát chặt chẽ thu chi ngân sách, quản lý tài sản công, đất đai công sản. Kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách, chống lãng phí, bảo đảm chi đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định. Thực hiện nghiêm túc quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán, các tổ chức, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các quỹ sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định.

Nghiên cứu, triển khai một số giải pháp để phát triển nguồn thu, tăng hiệu quả sử dụng ngân sách như: sử dụng hợp lý nguồn thu tiền sử dụng đất để phát triển quỹ đất; chuyển hình thức đầu tư hạ tầng sang thuê dịch vụ đối với dịch vụ công nghệ thông tin; đấu thầu dịch vụ công ích thu gom, xlý rác thải và vận hành hạ tầng kỹ thuật...

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ