Nghị quyết 140/NQ-HĐND năm 2018 về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 do tỉnh Bắc Ninh ban hành

Số hiệu 140/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/12/2018
Ngày có hiệu lực 06/12/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Xuân Thu
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 140/NQ-ND

Bắc Ninh, ngày 06 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Sau khi xem xét báo cáo của UBND tỉnh; báo cáo thm tra của các Ban Hội đng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh năm 2018; Kế hoạch phát triển năm 2019 được nêu trong báo cáo của UBND tỉnh trình tại kỳ họp; khẳng định những kết quả đạt được cũng như một số tồn tại, hạn chế và xác định các nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, cụ thể như sau:

I. Đánh giá khái quát:

1. Kết quả đạt được:

Trong năm 2018, dưới sự lãnh đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh, cùng với sự nlực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành sáng tạo, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nên đã đạt được nhiều kết quả tích cực:

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) tiếp tục tăng khá, theo hướng bền vững, ước tăng 10,6% so với năm 2017 tạo động lực quan trọng xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 76,6% (trong đó, công nghiệp chiếm 72,2%); dịch vụ chiếm 20,7%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,7%.

Sản xuất công nghiệp khẳng định vững chắc là động lực tăng trưởng của tỉnh, quy mô khu vực công nghiệp trong GRDP đạt 120.002 tỷ đồng, tăng 11,6%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,6% so với cùng kỳ.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có bước phát triển, giá trị sản phẩm trong GRDP tăng 2,5% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất vượt 1,3% kế hoạch năm, tăng 2,5%; xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, dự kiến đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 89 xã/97 xã và 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.

Các hoạt động liên kết vùng, liên kết tỉnh được đẩy mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,1%; doanh thu dịch vụ du lịch tăng 20%. Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước 66,12 tỷ USD, tăng 6,6%, trong đó xuất khẩu ước 34,85 tỷ USD, tăng 10,7%.

Thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng nhanh, đạt 27.591 tỷ đồng, vượt 15,6% dự toán năm (vượt 3.730 tỷ đồng), tăng 22,3% (tăng 5.031 tỷ đồng so với năm 2017); trong đó thu nội địa 21.641 tỷ đồng, vượt 20,5% so dự toán (vượt 3.680 tỷ đồng) và tăng 30,9% (tăng 5.108 tỷ đồng). Chi ngân sách địa phương được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.

Công tác quản lý đầu tư công được tăng cường, tập trung thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Tổng vn đầu tư phát triển trên địa bàn toàn tỉnh ước 84.125 tỷ đồng.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, cải cách hành chính thực hiện mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; công khai thủ tục hành chính, phê duyệt 243/402 thủ tục hành chính của 17 Sở, ban, ngành thực hiện 4 tại chỗ “tiếp nhận - thẩm định - giải quyết - trả kết quả” tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; quyết liệt sắp xếp, tinh gọn hiệu quả bộ máy chính quyền, thành lập mới 02 đơn vị, giảm 51 đầu mối cơ quan, đơn vị, giảm 51 cấp trưởng và tương đương, giảm 23 cấp phó và tương đương, tinh giản biên chế 369 người.

Khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Tổ chức thành công 3 buổi gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối thoại về chính sách thuế, tháo gỡ khó khăn, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, tổ chức thành công các nghi lễ và hoạt động văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; nâng cao hiệu quả và thực hiện tốt công tác y tế dự phòng; đảm bảo an toàn thực phẩm. Lần đầu tiên Bắc Ninh có dự án được chọn thi cấp Quốc tế trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật; thể thao thành tích cao phá kỷ lục thế giới ở Bộ môn Cử tạ; đội bóng chuyền nữ Kinh Bc giành ngôi vô địch giải hạng A và thăng hạng thi đấu giải Vô địch quốc gia.

An sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo, quan tâm ở mức cao hơn so với cả nước; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,62%; thiết chế văn hóa thể thao khu công nghiệp được quan tâm.

Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt nhiều kết quả quan trọng góp phần làm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Công tác quốc phòng - quân sự địa phương, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ bảo đảm, tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm cả 3 tiêu chí.

2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Một số tồn tại, hạn chế:

- Sự gắn kết với khu vực FDI và năng lực, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế; tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành, lĩnh vực còn thấp.

- Một số thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn chưa thực sự thông thoáng, chưa thực sự tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

- Tình trạng khiếu kiện về đất đai vẫn còn diễn biến phức tạp; khai thác cát sỏi lòng sông trái phép vẫn còn xảy ra. Thu gom, xử lý rác thải ở một số nơi vn còn nhiều bất cập. Giải quyết ô nhiễm môi trường chuyển biến chậm, một số điểm ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết dứt điểm.

- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ở một số địa phương còn bất cập, hiệu quả sử dụng thấp; vấn đề quá tải học sinh, xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục còn gặp khó khăn...

[...]