Chỉ thị 01/2015/CT-UBND tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu 01/2015/CT-UBND
Ngày ban hành 09/07/2015
Ngày có hiệu lực 19/07/2015
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Doãn Văn Hưởng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2015/CT-UBND

Lào Cai, ngày 09 tháng 07 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC THỰC THI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực; các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đã tích cực chỉ đạo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản; góp phần ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khoáng sản không đúng quy định của pháp luật. Hoạt động khai thác khoáng sản từng bước được chấn chỉnh, đi vào nền nếp.

Tuy nhiên, công tác quản lý khoáng sản vẫn còn một số tồn tại như: Một số địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp xã chưa chủ động thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý theo phân cấp. Còn để xảy ra tình trạng đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản không thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ; thi công khai thác không đúng theo đúng thiết kế đã được duyệt; nổ mìn quá khối lượng cho phép, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng đến dân cư và các công trình công cộng. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp (tập trung đối với vàng gốc, vàng sa khoáng, quặng sắt, đồng, các loại khoáng sản có giá trị cao,cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường), dẫn đến hậu quả làm thay đổi dòng chảy, hư hại các công trình giao thông, tác động xấu cho môi trường, sự an toàn trong giao thông đường thủy, đường bộ; ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của người dân không chỉ ở những nơi có hoạt động khai thác khoáng sản mà cả những địa phương nằm trên trục đường giao thông có hoạt động vận chuyển khoáng sản đi qua. Công tác quản lý, giám sát chặt chẽ về khối lượng, nguồn gốc, chủng loại khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu còn thiếu chặt chẽ.

Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại nêu trên, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và thực hiện tốt Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ sau:

I. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ tài nguyên, khoáng sản:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp với Sở Tư pháp (cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh) tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản; quản lý việc khai thác, vận chuyển, mua bán khoáng sản nhất là khoáng sản thô chưa qua chế biến đến nhân dân, đặc biệt vùng có nhiều khoáng sản như Bát Xát, thành phố Lào Cai, Văn Bàn,…; chú trọng những vùng dân cư có nhiều mỏ khoáng sản đã được quy hoạch (đang và chuẩn bị đưa vào khai thác); vận động nhân dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện, tố giác với chính quyền địa phương về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản; công bố và phổ biến cho nhân dân biết và giám sát về quy hoạch, các vùng khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, phê duyệt và công bố; Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý khoáng sản, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các lực lượng chuyên ngành, đặc biệt là cán bộ chuyên trách về lĩnh vực khoáng sản để nâng cao kiến thức và ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản tại địa phương.

2. Tuyên truyền, vận động nhân dân phát hiện và phản ánh kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lắp ráp, hạ thủy và sử dụng các loại tàu cuốc, phao nổi hoặc các phương tiện có lắp đặt hệ thống gàu xúc gắn với băng tải (gọi chung là tàu cuốc) không có giấy tờ, hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng kỹ thuật, xác nhận đủ điều kiện về an toàn và môi trường; phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm và các giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật lưu hành trên các sông, suối thuộc địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên và Thành phố Lào Cai có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn ngay từ đầu, không để tình trạng tàu cuốc hoạt động khai thác khoáng sản hoặc neo đậu tái diễn trên địa bàn. Nghiêm cấm việc lợi dụng san tạo mặt bằng, đào ao, làm đường, làm nền nhà và các hoạt động khác để khai thác khoáng sản trái phép.

3. Các cơ quan thông tin, truyền thông tích cực đưa tin phản ánh về tình hình chấp hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, khoáng sản; chú trọng việc đưa tin, bài phản ánh những gương tiêu biểu, người tốt, việc tốt trong quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

II. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn phụ trách tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản.

1. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, việc xử lý vi phạm thực hiện đúng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 142/2013/NĐ- CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền về hành vi bao che, dung túng, cố tình không xử lý việc làm trái pháp luật của tập thể, cá nhân liên quan đến hoạt động khoáng sản của cán bộ, công chức thuộc các cơ quan nhà nước, lực lượng chức năng được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản gây ảnh hưởng, tác động xấu đến tình hình quản lý khoáng sản trên địa bàn để có biện pháp, hình thức xử lý phù hợp.

III. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã:

1. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã: Chủ động, phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Chỉ thị này.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Thường xuyên rà soát, cập nhật các quy định mới của pháp luật về khoáng sản, kịp thời tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản triển khai thi hành Luật, văn bản hướng dẫn thi hành thuộc thẩm quyền của tỉnh đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh; Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thẩm định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; thường xuyên rà soát, khoanh định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

b) Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố; quản lý chặt chẽ ranh giới khu vực các khai trường; ưu tiên các trường hợp xin cấp phép khai thác khoáng sản gắn với chế biến sâu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn trong khai thác và tiết kiệm tài nguyên; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, việc chấp hành pháp luật về môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản.

3. Sở Công Thương

a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung vùng thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu đề xuất công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến, phù hợp với đặc điểm khoáng sản của từng mỏ trên địa bàn tỉnh để khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng khoáng sản, sử dụng tối đa quặng có hàm lượng thấp và bảo vệ môi trường; ưu tiên các dự án đầu tư thiết bị công nghệ mới, hiện đại, nhằm thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản, hạn chế tác động xấu đến môi trường.

c) Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy trình, quy phạm đối với tổ chức, cá nhân trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; tổ chức thực hiện việc tham gia ý kiến thiết kế cơ sở đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc lập và thực hiện thiết kế mỏ, khai thác không đúng quy trình, quy phạm, gây mất an toàn lao động, ô nhiễm môi trường.

d) Kiểm soát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra việc vận chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh, các cơ sở mua, bán, tàng trữ khoáng sản; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi gian lận thương mại, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, khoáng sản bị cấm xuất, nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện xuất, nhập khẩu theo quy định.

4. Sở Xây dựng

Khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư tập trung,... và giới thiệu địa điểm đất các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo không chồng lấn lên khu vực có khoáng sản thuộc diện được khai thác; thường xuyên rà soát, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung quy hoạch khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động đến các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động để chấn chỉnh những sai sót và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

6. Sở Giao thông, vận tải

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ