Chỉ số 03/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Hòa Bình năm 2022

Số hiệu 03/CT-UBND
Ngày ban hành 18/01/2022
Ngày có hiệu lực 18/01/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Khánh
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH H
ÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-UBND

Hòa Bình, ngày 18 tháng 01 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2022

Năm 2021 là năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh cả nước phải đối mặt với đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ tư với diễn biến phức tạp hơn, nguy hiểm hơn; ở trong tỉnh cũng đã xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, bên cạnh đó tác động của biến đổi khí hậu, khô hạn kéo dài, nguồn nước phục vụ sản xuất ngành công nghiệp điện thiếu hụt cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh. Song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, vượt qua khó khăn, thách thức, vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa ưu tiên phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, qua đó kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, thu ngân sách nhà nước ước vượt dự toán; hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện;hoạt động văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, truyền thông, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên đạt kết quả quan trọng;an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống của nhân dân được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Dự báo tình hình quốc tế và trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch Covid-19 có thể phức tạp, nguy hiểm hơn với sự xuất hiện biến chủng mới. Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh hiệu quả; thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường....

Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương, đơn vị phải tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, biến thách thức thành cơ hội, nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao phát huy các kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế trong năm 2021 để thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, tạo cơ sở vững chắc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HÒA BÌNH NĂM 202201/01/2022 của Chính phủ gắn với Nghị quyết của Tỉnh ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 tỉnh Hòa Bình.

2. Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục triển khai quyết liệt các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh, đồng thời triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Tiếp tục tiêm chủng vắc-xin cho người dân đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.

Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ số 63/NQ-CP, số 68/NQ-CP và 126/NQ-CP; chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện những chính sách của Trung ương về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 phù hợp với diễn biến thực tiễn tại tỉnh Hòa Bình.

Theo dõi sát diễn biến, tình hình thế giới, trong nước và tại tỉnh, kịp thời dự báo và chuẩn bị nguồn lực, phương án, kịch bản, biện pháp, đối sách ứng phó hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh.

3. Tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ 4 đột phá chiến lược của tỉnh

a) Đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 cấp tỉnh; Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện.Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và lập các đồ án quy hoạch quan trọng như các quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng liên huyện, quy hoạch vùng huyện và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các đô thị đã được điều chỉnh mở rộng theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hòa Bình.

b) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính. Đánh giá kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính (PAR index) năm 2021 của tỉnh, đề ra các giải pháp khắc phục nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh năm 2022 và những năm tiếp theo gắn với Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) của tỉnh.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Tiếp tục triển khai xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh; triển khai thực hiện tốt Hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh. Nâng cao chất lượng phục vụ của cơ chế một cửa, một cửa liên thông thông qua phần mm điện tử một cửa tại Trung tâm phục vụ hành chính công cp tnh, cấp huyn; đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

c) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án số 04-ĐA/TU ngày 10/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2025.

Phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Phát triển mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cao. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tự học tập nâng cao trình độ.

d) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án số 02-ĐA/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2020-2025.

Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công đã được giao kế hoạch vốn năm 2022, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình và giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm như: Đường Hòa Lạc – Hòa Bình (giai đoạn 2) theo quy mô đường cao tốc, Đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và Cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu); tiếp tục đầu tư hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường kết nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với QL.6, đường kết nối hạ tầng giao thông thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hạ tầng giao thông quốc gia, đường tỉnh 436, đường tỉnh 438, đường tỉnh 438B, đường tỉnh 445, đường tỉnh 450, đường kết nối thị trấn Lương Sơn – Xuân Mai (Hà Nội), đường Quang Tiến – Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình,...

Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025. Tập trung phát triển hệ thống đô thị theo hướng hiện đại kết hợp với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc và thân thiện với môi trường.

Tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Hồ Cánh Tạng, đê ngăn lũ kết hợp giao thông Pheo Chẹ, Kè chống sạt lở khu vực Tổ 26, phường Đồng Tiến,... Lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình cấp nước sạch tập trung cho các xã, cụm xã, các khu đông dân cư. Khuyến khích xã hội hóa các công trình cấp nước, đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ hoạt động của các cơ sở sản xuất. Tiếp tục thúc đẩy triển khai đầu tư cải tạo lưới điện, đảm bảo cung ứng điện một cách tốt nhất với chất lượng phục vụ ngày càng cao đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và đời sống của người dân.

4. Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

a) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước.

b) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án số 03-ĐA/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Tổ chức liên kết xây dựng cánh đồng lớn gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở những nơi có điều kiện. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đảm bảo hiệu quả. Duy trì và mở rộng diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; thực hiện có hiệu quả Kế hoạch “Mỗi xã một sản phẩm”; “Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới kiểu mẫu” và “Bộ tiêu chí vườn mẫu nông thôn mới”. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi.

c) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án số 07-ĐA/TU ngày 01/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục thúc đẩy tái cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp gia công, tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi. Đẩy mạnh công tác khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Tập trung huy động các nguồn lực, tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp; chú trọng thu hút các nhà đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn làm cơ sở thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Đẩy nhanh GPMB khu công nghiệp Yên Quang, Mông Hóa, Lạc Thịnh, Nhuận Trạch và các CCN Xóm Rụt, Đồng Tâm, Phong Phú, Chăm Mát – Dân Chủ...; quan tâm, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp đã có vốn, đang hoạt động, khắc phục tình trạng chậm GPMB để đẩy mạnh thu hút đầu tư; mở rộng hình thức huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ, phát huy công suất, hiệu quả hoạt động của các nhà máy; đảm bảo hoàn thành và vượt kế hoạch giá trị sản xuất công nghiệp.

[...]