Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Báo cáo 53/BC-STTTT năm 2012 về sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 19/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ (2010-2012) do Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 53/BC-STTTT
Ngày ban hành 26/11/2012
Ngày có hiệu lực 26/11/2012
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thị Thu Hằng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/BC-STTTT

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2012

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT 2 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 19/2010/CT-UBND VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN THƯ, LƯU TRỮ (2010 - 2012)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai các văn bản quy phạm pháp luật văn bản hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ.

Sở Thông tin và Truyền thông đã tích cực tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị và các văn bản khác về văn thư, lưu trữ nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về vai trò, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ và giá trị của tài liệu lưu trữ.

Các hình thức tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 19/2010/CT-UBND chủ yếu tập trung việc photocopy, scan gửi các văn bản của cấp trên qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản của Sở và hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ đến từng cán bộ công chức của Sở và đơn vị trực thuộc.

2. Xây dựng, ban hành văn bản quản lý, chỉ đạo công tác văn thư, lưu trữ và hướng dẫn nghiệp vụ.

Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản hướng dẫn lại về công tác văn thư, lưu trữ như sau:

- Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Sở Thông tin và truyền thông (theo Quyết định số 30/QĐ-STTTT ngày 19 tháng 4 năm 2011).

- Thể thức kỹ thuật trình bày văn bản (theo Thông báo số 09/TB-STTTT ngày 11 tháng 3 năm 2011).

- Quy trình trình hồ sơ đối với các phòng (theo Thông báo số 10/TB-STTTT ngày 24 tháng 3 năm 2011).

- Hướng dẫn loại hồ sơ lưu trữ đối với thư ký phòng, chuyên viên và lãnh đạo phòng (theo hướng dẫn số 2392/HD-STTTT ngày 28 tháng 12 năm 2009).

3. Việc xây dựng và bố trí kho Lưu trữ tại cơ quan, tổ chức.

Diện tích kho lưu trữ của Sở là 6m x 5m bố trí thoáng mát, được đầu tư các trang thiết bị, phương tiện thiết yếu để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu và tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy như: thiết bị phòng cháy, chữa cháy, máy điều hòa không khí, máy hút ẩm, giá, hộp, cặp đựng tài liệu, bìa hồ sơ.

4. Hoạt động văn thư, lưu trữ.

a) Việc thực hiện quản lý văn bản đi, văn bản đến.

Việc quản lý văn bản đi, văn bản đến được thực hiện toàn bộ trên phần mềm quản lý văn bản của Sở đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thời gian xử lý văn bản, cán bộ xử lý văn bản, kho lưu trữ trên phần mềm quản lý và tra cứu văn bản một cách nhanh chóng nhất. Việc cho số và phát hành công văn đi phải tuân thủ đúng quy trình đã xây dựng, người soạn thảo phải sử dụng chữ ký số lên file văn bản đã soạn thảo, chuyển bộ phận Văn thư phần mềm văn bản gốc để lưu trữ.

b) Công tác Soạn thảo ban hành văn bản.

Văn phòng Sở đã phối hợp tốt với các phòng chức năng nên việc giải quyết và phát hành công văn được đảm bảo đúng thời gian quy định. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của cơ quan được thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Ngoài ra Sở cũng đã ban hành Thông báo số 09/TB-STTTT ngày 11 tháng 3 năm 2011 hướng dẫn lại thể thức kỹ thuật trình bày văn bản.

Tại thư mục dùng chung đã cung cấp biểu mẫu văn bản theo đúng thể thức quy định và thường xuyên được cập nhật.

c) Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan.

Cán bộ, công chức tại các phòng, ban Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện tốt công tác lập và cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời toàn bộ những tài liệu công văn, giấy tờ có giá trị cho thư ký phòng để tổng hợp chuyển giao văn thư Sở đưa vào kho lưu trữ.

Trường hợp các phòng ban cần giữ lại những hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu thì lập danh mục gửi cho lưu trữ cơ quan nhưng thời hạn giữ lại không được quá hai năm.

Thời hạn giao nộp vào lưu trữ cơ quan:

Tài liệu quản lý hành chính nhà nước: Sau một năm kể từ khi công việc kết thúc.

Hồ sơ tài chính: Sau một năm kể từ khi được quyết toán xong.

Hồ sơ dự án: Sau một năm kể từ khi công việc đã giải quyết xong ở các bộ phận, đơn vị, tổ chức trong cơ quan.

[...]