Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Báo cáo 39/BC-UBDT kết quả thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 do Ủy ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 39/BC-UBDT
Ngày ban hành 18/03/2016
Ngày có hiệu lực 18/03/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Đỗ Văn Chiến
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

                       ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/BC-UBDT

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2016

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA ỦY BAN DÂN TỘC VÀ BỘ TƯ PHÁP NĂM 2015, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2016

Thực hiện Chương trình phối hợp công tác số 1249a/CTPH-UBDT-BTP ngày 13/11/2014 giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp (sau đây gọi là hai Bộ), Ủy ban Dân tộc báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phối hợp trong năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

Ngay sau khi Lãnh đạo hai Bộ ký Chương trình phối hợp công tác, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 140/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 3 năm 2015 và Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-BTP ngày 29/01/2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp công tác hai Bộ năm 2015. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Vụ, đơn vị của hai Bộ để phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện Chương trình phối hợp và công tác pháp chế.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

1. Công tác xây dựng pháp luật

1.1. Xây dựng hồ sơ đề nghị đưa Dự án Luật Dân tộc vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội

Năm 2015, hai Bộ đã phối hợp chặt chẽ trong việc chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị đưa Luật Dân tộc vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội, cụ thể:

Ủy ban Dân tộc đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam hỗ trợ xây dựng Dự án Luật Dân tộc (có đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp tham dự);

Hai Bộ đã phối hợp rà soát hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc; nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Dân tộc; giới thiệu kinh nghiệm, pháp luật về dân tộc của nước ngoài (Hunggari, Ba Lan,...); tổ chức 05 hội thảo lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương vào dự thảo Báo cáo đánh giá tác động, Bản thuyết minh và đề cương chi Tiết của dự thảo Dự án Luật Dân tộc để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân tộc trình Quốc hội.

Hai Bộ đã phối hợp nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ “nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng Luật Dân tộc”.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã chủ động nghiên cứu, xây dựng Đề án nghiên cứu vấn đề dân tộc trong pháp luật quốc tế và Điều ước quốc tế để phục vụ cho xây dựng dự án Luật Dân tộc, theo đó, Đề án tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật trong nước về chính sách dân tộc; làm rõ quy định về dân tộc, dân tộc thiểu số trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đồng thời, tìm hiểu quy định pháp luật của một số nước về vấn đề dân tộc.

1.2. Về xây dựng các Đề án, Dự án, chính sách dân tộc

Hai Bộ đã phối hợp tích cực trong việc phối hợp xây dựng thể chế liên quan đến công tác dân tộc; thường xuyên cử cán bộ tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc như: Đề án về rà soát pháp luật về chính sách dân tộc, Đề án về đổi tên Ủy ban dân tộc thành Bộ Dân tộc, Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ công tác dân tộc, đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào vùng biên giới, hải đảo, vùng có Điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2017- 2021, Đề án tích hợp 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý và Quyết định 59/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020; Đề án “đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận đng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2016- 2020”; Đề án “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc”.... Nội dung các ý kiến tham gia đặc biệt chú trọng đến tính hợp pháp, hợp lý, tính khả thi của các chính sách, tránh việc trùng lắp trong chính sách về dân tộc đối với vùng dân tộc, thiểu số, vùng có Điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp luôn chú trọng đến đối tượng là người dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, như: dự thảo Luật tiếp cận thông tin quy định tạo Điều kiện thuận lợi cho người dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin; quy định nguyên tắc nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sống ở miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin; quy định công khai các thông tin thể hiện bằng tiếng dân tộc, công khai các bản dịch tài liệu, hồ sơ chính thức ra tiếng dân tộc; trong trường hợp người dân tộc thiểu số yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không biết tiếng Việt thì cơ quan nhà nước tùy thuộc vào Điều kiện thực tế có thể giúp đỡ người dân trong việc hiểu các thông tin mà mình yêu cầu v..v...

1.3. Về việc góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dân tộc

Khi tổ chức thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dân tộc thiểu số, Bộ Tư pháp luôn mi đại diện của Ủy ban Dân tộc tham dự làm thành viên của Hội đồng tư vấn thẩm định như: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, Luật tổ chức Chính phủ 2015, dự thảo Nghị định về chính sách thu hút, bồi dưỡng, tuyển dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020,....

Bên cạnh đó, hai Bộ tích cực tham gia góp ý các dự thảo, đề án, chương trình có liên quan đến lĩnh vực dân tộc do hai Bộ và các cơ quan khác gửi góp ý đảm bảo đúng tiến độ, có chất lượng như: Dự thảo Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc, dự thảo Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số thời kỳ mới; dự thảo Đề án “tăng cường vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc”, dự thảo Đề án “Liên kết với chính quyền địa phương mở lớp học tiếng dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội biên phòng công tác ở vùng dân tộc thiểu số khu vực biên giới”; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, dự thảo Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ số thanh niên dân tộc thiểu số đang tại ngũ cho các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người, cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới đến năm 2020”,…

2. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển văn bản quy phạm pháp luật

2.1. Phối hợp kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ Tư pháp đã thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền 03 Thông tư do Ủy ban Dân tộc ban hành và liên tịch ban hành, bao gồm:

- Thông tư số 06/2014/TT-UBDT ngày 10/12/2014 ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc;

- Thông tư liên tịch số 07/2014/TTLT-UBDT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

- Thông tư số 01/2015/TT-UBDT quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban dân tộc.

Qua kiểm tra, xác định nội dung các Thông tư đều đảm bảo tính hp hiến, hợp pháp, khả thi.

2.2. Phối hợp công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Phối hợp triển khai một số hoạt động về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:

[...]