ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 172/BC-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 07 năm 2015
|
BÁO CÁO
SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT LƯU TRỮ
Theo Công văn số 235/VTLTNN-NVĐP ngày
16 tháng 4 năm 2015 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn báo
cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lưu trữ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
báo cáo kết quả thực hiện như sau:
I. KẾT QUẢ 03 NĂM
THỰC HIỆN LUẬT LƯU TRỮ
1. Phổ biến,
tuyên truyền Luật Lưu trữ; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ
a) Các hình thức phổ biến, tuyên truyền
Luật Lưu trữ
Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo
tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật Lưu trữ, Nghị định số
01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lưu trữ và các văn bản khác về lĩnh vực lưu trữ cho
cán bộ lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức làm công tác
văn thư, lưu trữ trên địa bàn Thành phố.
- Giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật
mới ban hành, sao gửi và hướng dẫn thực hiện bằng văn bản hoặc phổ biến, hướng
dẫn thực hiện Luật Lưu trữ và Nghị định số 01/2013/NĐ-CP trên Website của Thành
phố, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, Hội đồng tuyên truyền, phổ
biến pháp luật Thành phố (do Sở Tư pháp làm thường trực) và Hội đồng tuyên truyền,
phổ biến pháp luật quận, huyện đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ
và Nghị định số 01/2013/NĐ-CP cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác
VTLT tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố; tổ chức Hội thi “Tìm hiểu
Luật Lưu trữ”.
b) Xây dựng, ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ tại Thành phố
Sau khi Luật Lưu trữ có hiệu lực thi
hành, Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Nội vụ đã ban hành các văn bản trọng tâm
nhằm hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ như Chỉ thị số 16/2013/CT-UBND
ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về một số biện pháp để
giải quyết tài liệu tồn đọng của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh và các Quyết định liên quan đến việc thực hiện công tác văn thư lưu trữ.
Ngoài ra, Sở Nội vụ và Chi cục Văn thư - Lưu trữ đã ban hành nhiều văn bản để
chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Luật Lưu trữ và kiểm tra đôn
đốc các cơ quan, tổ chức trực thuộc nhằm thực hiện tốt công tác văn thư lưu trữ
(đính kèm Phụ lục).
c) Kết quả tổ chức thực hiện
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập
huấn Luật Lưu trữ và các văn bản quy phạm pháp luật về văn thư lưu trữ tại
Thành phố được triển khai liên tục, đã tổ chức tập huấn 57 lớp cho hơn 14.300
lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Trong đó, Sở Nội vụ tổ chức 37 lớp,
các cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức 20 lớp. Các Sở,
ngành và Ủy ban nhân dân quân, huyện, đã tổ chức 21 Hội thi “Tìm hiểu Luật Lưu
trữ”.
- Ngoài ra, tại các cơ quan, tổ chức
đã chủ động lồng ghép việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ và
các văn bản mới quy định về công tác văn thư lưu trữ với tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác văn thư lưu trữ cho hơn 9.550 lượt cán bộ, công chức,
viên chức tham gia.
- Nhìn chung, việc tuyên truyền, phổ
biến Luật Lưu trữ và các văn bản pháp luật về văn thư lưu trữ được Thành phố và
các cơ quan, tổ chức triển khai kịp thời đã có tác dụng thiết thực, tạo được sự
chuyển biến tích cực trong nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác
văn thư lưu trữ và tài liệu lưu trữ, góp phần nâng cao nhận thức trong công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức về công tác lưu trữ và đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ cũng như việc giữ gìn an
toàn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ; ý thức, trách nhiệm của đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức được tăng cường, nhất là cán bộ làm công tác lưu
trữ thể hiện lòng yêu nghề và tinh thần nhiệt huyết trong công việc. Từ đó,
công tác chuyên môn, nghiệp vụ từng bước đi vào nề nếp, ổn định và phát triển.
2. Tổ chức bộ máy
và nhân sự làm công tác lưu trữ. Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm
công tác lưu trữ
a) Tổ chức bộ máy và nhân sự làm công
tác lưu trữ
- Tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ Thành
phố
Căn cứ Thông tư số 02/2010/TT-BNV
ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức của tổ chức VTLT Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy
ban nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân Thành phố đã thành lập Chi cục Văn thư -
Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ.
+ Về cơ cấu tổ chức: Chi cục hiện có
Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục trưởng và 04 phòng chuyên môn trực thuộc, gồm:
Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ, Phòng Thu thập -
Chỉnh lý và Phòng Khai thác - Kho Lưu trữ chuyên dụng.
+ Năm 2014, Chi cục Văn thư - Lưu trữ
Thành phố được giao định mức biên chế hành chính là 27 người, số biên chế hiện
có 23 người. Đội ngũ cán bộ, công chức của Chi cục đều có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cụ thể: 02
thạc sỹ; 19 đại học; 01 trung cấp; 01 trung học phổ thông (Trong đó có 05 Đại học
và 01 Trung cấp chuyên ngành VTLT).
- Tại các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn
nộp lưu
+ Tại các sở, ngành Thành phố
Công tác văn thư lưu trữ của các sở,
ngành được cơ cấu theo tổ, bộ phận trong Văn phòng hoặc Phòng Hành chính - Tổ
chức của cơ quan, tổ chức.
Mỗi sở, ngành bố trí trung bình 2
công chức chuyên trách công tác lưu trữ; một số cơ quan, tổ chức quy mô hoạt động
nhỏ bố trí 1 công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác lưu trữ. Cán bộ,
công chức làm công tác văn thư lưu trữ tại các sở, ngành được tuyển dụng theo
trình độ quy định, một số trường hợp phân công bố trí kiêm nhiệm đều được cử dự
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cơ quan.
+ Tại các Doanh nghiệp nhà nước và cơ
quan, tổ chức khác
Mỗi Doanh nghiệp nhà nước và cơ quan,
tổ chức đều bố trí 2 nhân viên làm công tác lưu trữ, nhân viên làm công tác
công tác văn thư lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức có trình độ và đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ cơ quan.
+ Tại Ủy ban nhân dân quận, huyện
Thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP
ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân
dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm
2008 về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện. Theo
đó, chức năng, nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân quận - huyện quản lý nhà nước về
văn thư lưu trữ được bổ sung cho Phòng Nội vụ quận - huyện.
Đến nay, Ủy ban nhân dân các quận,
huyện đã phân công Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Nội vụ phụ trách và bố trí từ 1
- 2 công chức chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ. Tại
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện đều bố trí công chức
kiêm nhiệm làm công tác lưu trữ có trình độ đáp ứng được yêu cầu công tác.
b) Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên
chức làm công tác lưu trữ
- Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng
+ Để nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ trên địa bàn Thành phố, Sở Nội
vụ phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức đào tạo cử
nhân ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (văn bằng 2) cho 19 cán bộ, công
chức, viên chức thuộc các sở, ngành, quận, huyện; phối hợp với Trường Trung cấp
Văn thư Lưu trữ Trung ương tổ chức 03 lớp Trung cấp văn thư lưu trữ với hơn 200
học viên tham dự là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư lưu trữ
trên địa bàn Thành phố, 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ
cho 300 cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác văn thư lưu trữ; tổ
chức lớp sơ cấp nghiệp vụ công tác văn thư lưu trữ (02 tháng), lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ (05 ngày) và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn
thư lưu trữ (10 ngày) cho hơn 300 học viên tham gia là cán bộ, công chức, viên
chức thuộc các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn.
+ Ngoài ra, Sở Nội vụ phối hợp với
Trường Đại học Nội vụ mở 02 lớp sơ cấp văn thư lưu trữ (120 công chức, viên chức),
02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lập hồ sơ (120 cán bộ, công chức); 02 lớp nghiệp vụ
chỉnh lý (120 cán bộ, công chức).
- Kết quả đạt được
Nhìn chung, thông qua việc đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ lưu trữ đã từng bước nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ,
công chức, viên chức làm công tác lưu trữ trên địa bàn Thành phố, có tác dụng
thiết thực, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về vai trò, ý
nghĩa, tác dụng của công tác lưu trữ, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của
các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác lưu trữ và việc
giữ gìn an toàn, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, nâng cao hiệu quả hoạt động
công tác lưu trữ.
3. Quản lý chuyên
môn, nghiệp vụ về lưu trữ
a) Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ
sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
- Xây dựng và ban hành Danh mục hồ sơ
cơ quan
Hàng năm, Sở Nội vụ có văn bản hướng
dẫn các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố ban hành Danh mục hồ sơ cơ quan,
cụ thể: Năm 2013 có 646/2.099 cơ quan, tổ chức thực hiện và năm 2014 có
706/2.081 cơ quan, tổ chức thực hiện.
- Thực trạng công tác lập hồ sơ và
giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan tại các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn
nộp lưu
Thực hiện Thông tư số 07/2012/TT-BNV
ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ
và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có
hướng dẫn về lập hồ sơ, chỉnh lý, số hóa tài liệu và nộp lưu hồ sơ, tài liệu
vào Lưu trữ cơ quan tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, Sở Nội vụ tăng cường công tác hướng dẫn các cơ quan, tổ chức về lập hồ
sơ, chỉnh lý, số hóa tài liệu và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan tại
các cơ quan, tổ chức. Đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện khá tốt việc lập
hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; tài liệu được
thu thập, bảo quản tại Lưu trữ cơ quan của các cơ quan, tổ chức về cơ bản đã được
phân loại, chỉnh lý sơ bộ và lập công cụ tra cứu. Tuy nhiên, một số Sở, ngành,
quận, huyện do diện tích kho lưu trữ nhỏ, không đủ sức chứa tài liệu nên hầu hết
các chuyên viên có lập hồ sơ nhưng chưa giao nộp về lưu trữ hiện hành mà để lại
tự bảo quản và tra cứu.
b) Công tác thu thập, bổ sung tài liệu
vào Lưu trữ lịch sử
- Thực trạng công tác thu thập, bổ
sung tài liệu của Lưu trữ lịch sử Thành phố:
+ Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban
hành các Danh mục số 1, Danh mục số 2 các cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu
vào Lưu trữ lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh gồm 281 cơ quan, tổ chức. Thực hiện
Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các
cấp, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu Quyết định ban
hành Danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch
sử Thành phố Hồ Chí Minh để thay thế các Danh mục nêu trên.
+ Do diện tích Kho Lưu trữ lịch sử
Thành phố hạn chế nên chưa tổ chức thu thập tài liệu thuộc nguồn nộp lưu vào
Lưu trữ lịch sử, chỉ tổ chức thu thập tài liệu của các phông tài liệu giải thể
như Công ty Cosevina, Ban Khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, Ban Quản lý người
tỵ nạn... và các phông hiện hành như Ủy ban nhân dân Thành phố và Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố về để bảo quản và phục vụ khai thác.
+ Sở Nội vụ đang xây dựng kế hoạch
thu thập, bổ sung tài liệu từ các Sở, ngành; từ Lưu trữ lịch sử quận, huyện
(trước đây) vào Lưu trữ lịch sử Thành phố và thu thập tài liệu của các cơ quan,
tổ chức quận, huyện thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử Thành phố.
+ Hiện nay, do diện tích Kho Lưu trữ
lịch sử Thành phố hạn chế, nên công tác thu thập, quản lý tài liệu khi cơ quan,
tổ chức giải thể, doanh nghiệp phá sản, chia tách, sáp nhập, thay đổi đơn vị
hành chính và tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thuộc nguồn
nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử chưa tổ chức thực hiện. Các phông tài liệu này đang
được bảo quản tại Kho lưu trữ của cơ quan chủ quản hoặc tại cơ quan mới sau khi
khi chia tách, sáp nhập...
- Tổng số phông, mét giá, loại hình
tài liệu và chất lượng hồ sơ giao nộp tài liệu vào Lưu trữ lịch sử Thành phố:
+ Hiện nay, Lưu trữ lịch sử Thành phố
đã thu về 13 phông tài liệu lưu trữ và đang bảo quản 2.721 mét giá tài liệu gồm
các loại sau:
+ Trước 30/4/1975: Có 4 phông, với tổng
số 611 mét giá tài liệu gồm: Chưởng khế Pháp, Chưởng khế Sài Gòn và Đô thành
Sài Gòn - Giấy phép xây dựng.
+ Sau 30/4/1975: Có 9 phông, với tổng
số 2.110 mét giá tài liệu gồm: Ban Cải tạo Công Thương Nghiệp, Ban Khai hoang
xây dựng vùng Kinh tế mới, Ban Quản lý người tỵ nạn, Ủy ban nhân dân Thành phố...
c) Công tác chỉnh lý tài liệu tại Lưu
trữ lịch sử Thành phố
- Có 10 phông, tài liệu đã chỉnh lý
hoàn chỉnh;
- Có 3 phông, tài liệu đã thu về và
được chỉnh lý sơ bộ.
d) Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ
tại Lưu trữ lịch sử Thành phố
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh chấp thuận cho Chi cục Văn thư - Lưu trữ thuê 985m2 tại Tòa nhà IPC của
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, với
diện tích Văn phòng làm việc là 255m2 và diện tích Kho Lưu trữ là
730m2 để bảo quản tài liệu lưu trữ. Kho Lưu trữ được trang bị máy điều
hòa nhiệt độ, máy hút không khí, hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động... đáp ứng
được yêu cầu bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ.
- Hiện nay, Lưu trữ lịch sử Thành phố
đang bảo quản 2.721 mét giá tài liệu.
đ) Công tác tổ chức sử dụng tài liệu
lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử Thành phố
- Các hình thức khai thác, sử dụng
tài liệu lưu trữ gồm: cấp bản sao, chứng thực lưu trữ.
- Công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ: Mục
lục hồ sơ, thẻ tra tìm, phần mềm tra tìm tài liệu.
- Số lượt độc giả và số lượt hồ sơ
đưa ra phục vụ: Trung bình một năm Lưu trữ lịch sử Thành phố phục vụ 260 lượt độc
giả và 560 lượt hồ sơ.
4. Kiểm tra, hướng
dẫn việc thực hiện các quy định về công tác lưu trữ
a) Số lượng cơ quan được kiểm tra
hàng năm
- Năm 2012: Kiểm tra 10 cơ quan, tổ
chức;
- Năm 2013: Kiểm tra 10 cơ quan, tổ
chức;
- Năm 2014: Kiểm tra 12 cơ quan, tổ
chức.
b) Nội dung kiểm tra
- Công tác quản lý văn thư lưu trữ:
Công tác chỉ đạo, quản lý và ban hành văn bản về công tác văn thư lưu trữ; tổ
chức và nhân sự làm công tác văn thư lưu trữ...
- Công tác văn thư lưu trữ: về thể thức
và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của cơ quan; quản lý văn bản; thực hiện
công tác lập hồ sơ công việc. Việc đầu tư xây dựng kho tàng, mua sắm trang thiết
bị để bảo quản nguồn tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động...
c) Kết quả kiểm tra
- Qua kết quả kiểm tra cho thấy đa số
các cơ quan, tổ chức có quan tâm chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác văn thư lưu trữ theo hướng dẫn của
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Sở Nội vụ và Chi cục Văn thư - Lưu trữ; có
phân công, bố trí công chức, viên chức, nhân viên làm công tác văn thư lưu trữ.
Một số cơ quan, tổ chức xây dựng và thực hiện đúng quy trình quản lý văn bản
đi, văn bản đến, cũng như việc lập và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan theo quy định
tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV.
- Bên cạnh những điểm nổi bật trong
công tác văn thư lưu trữ, cũng còn một số hạn chế như sau: Một số cơ quan, tổ
chức chưa bố trí Kho lưu trữ cơ quan, còn dùng phồng làm việc làm nơi bảo quản
hồ sơ, tài liệu gây khó khăn cho việc quản lý tập trung và tra tìm tài liệu lưu
trữ; Kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu còn để các vật dụng khác; chưa trang bị hệ thống
báo, chữa cháy tự động; công chức, viên chức chưa được hướng dẫn kỹ năng lập hồ
sơ công việc, và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan theo quy định;
công chức, viên chức tự bảo quản hồ sơ, tài liệu tại nơi làm việc dẫn đến nguy
cơ làm thất thoát hồ sơ, tài liệu cơ quan; hồ sơ, tài liệu ở các cơ quan, tổ chức
còn chất đống, bó gói khá nhiều.
5. Nghiên cứu
khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác lưu trữ
Hiện nay, Lưu trữ lịch sử Thành phố
đang triển khai thực hiện Đề án số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử và ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ; dự kiến năm 2017 sẽ hoàn thành.
Chi cục Văn thư - Lưu trữ dự kiến phối
hợp với Trường Đại học Nội vụ thực hiện đề tài khoa học “Xây dựng chương trình
quản lý công tác văn thư, lưu trữ”.
6. Chế độ thông
tin báo cáo
a) Định kỳ hàng năm, Sở Nội vụ báo
cáo thống kê công tác văn thư lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo Thông tư số
09/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nội vụ Quy định chế độ báo cáo
thống kê công tác văn thư lưu trữ và tài liệu lưu trữ.
b) Ngoài các báo cáo định kỳ, Sở Nội
vụ còn thực hiện tốt các báo cáo đột xuất về công tác văn thư lưu trữ theo yêu
cầu của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước như báo cáo Sơ kết 01 năm thực hiện Luật
Lưu trữ, báo cáo tình hình quản lý tài liệu lưu trữ tại Thành phố...
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH
GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
a) Lĩnh vực văn thư lưu trữ luôn được
Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm, tạo điều kiện phát triển như:
Quyết định đầu tư, xây dựng Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố, Đề án nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác VTLT của Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020, phê duyệt Kế hoạch số hóa hồ sơ, tài liệu tại
Kho Lưu trữ chuyên dụng của Chi cục Văn thư - Lưu trữ giai đoạn 1 (2014 -
2015), Chỉ thị về một số biện pháp để giải quyết tài liệu tồn đọng của các cơ
quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ...
b) Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật
Lưu trữ và các văn bản pháp luật về công tác lưu trữ được tập trung mở rộng với
nhiều hình thức phong phú; công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ được
tăng cường đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác lưu trữ
và tài liệu lưu trữ.
c) Tổ chức bộ máy ngành văn thư lưu
trữ được kiện toàn, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành văn thư lưu trữ
được tăng cường về số lượng và chất lượng, bước đầu đi vào tính chuyên nghiệp,
từ đó cán bộ, công chức, viên chức làm công tác VTLT ngày càng tự tin, yêu nghề
và nhiệt huyết trong công việc; công tác chuyên môn, nghiệp vụ từng bước đi vào
nề nếp, ổn định và phát triển.
d) Công tác quản lý nhà nước về văn
thư lưu trữ ngày càng được tăng cường và chặt chẽ, hệ thống các văn bản quản lý
về văn thư lưu trữ luôn được cập nhật, ban hành phù hợp với tình hình mới; Luật
Lưu trữ có hiệu lực thi hành là căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành
thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu, đề ra các chính sách đột
phá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản an toàn và phát huy tối đa giá
trị tài liệu nhằm phục vụ lợi ích cho nhà nước và nhân dân.
đ) Công tác văn thư lưu trữ tại các
cơ quan, tổ chức được lãnh đạo quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả; công
tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ công tác VTLT được tăng cường góp phần
thúc đẩy công tác văn thư lưu trữ đi vào nề nếp, ổn định.
2. Hạn chế
a) Các văn bản quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành chưa đồng bộ, có những văn bản ban hành đã lâu chưa được bổ
sung, sửa đổi phù hợp với tình hình mới nên khi thi hành còn nhiều bất cập,
lúng túng.
b) Nhận thức của lãnh đạo và công chức,
viên chức ở một số cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công
tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ còn hạn chế, từ đó chưa quan tâm thực hiện
nghiêm các quy định về công tác lưu trữ do Nhà nước và Thành phố ban hành.
c) Biên chế công chức, viên chức làm
công tác lưu trữ tại một số cơ quan, tổ chức còn thiếu về số lượng, còn kiêm
nhiệm công tác khác; một số chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ.
d) Một số cán bộ, công chức, viên chức
làm công tác văn thư lưu trữ chưa an tâm công tác, dẫn đến sự thiếu ổn định về
nhân sự làm công tác này.
đ) Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư
cho công tác văn thư lưu trữ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là kho lưu trữ ở một
số cơ quan, tổ chức còn thiếu hoặc chưa được xây dựng đúng quy định; trang thiết
bị còn thiếu; kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ lưu trữ còn hạn chế.
e) Việc lập hồ sơ hiện hành, giao nộp
hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan còn chưa được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt,
khối lượng hồ sơ, tài liệu tồn đọng chưa chỉnh lý còn rất lớn.
g) Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và tra tìm tài liệu lưu trữ tại nhiều cơ quan, tổ chức chưa được
thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu, chưa được thống nhất.
3. Nguyên nhân
a) Lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức
chưa quan tâm đúng mức đến công tác lưu trữ, nên chưa có sự chỉ đạo, kiểm tra,
đôn đốc thường xuyên và kịp thời việc thi hành pháp luật về lưu trữ; việc chấp
hành các quy định của Nhà nước và Thành phố về văn thư lưu trữ của một số cơ
quan, tổ chức và của cán bộ, công chức, viên chức chưa nghiêm. Mặt khác, hệ thống
văn bản của Nhà nước trong quản lý công tác văn thư lưu trữ chưa đày đủ, thiếu
đồng bộ; nhiều vấn đề về quản lý và nghiệp vụ công tác VTLT mà thực tế đang đòi
hỏi cấp bách vẫn chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa đầy đủ và cụ thể.
b) Các chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ chưa được sửa đổi phù hợp với thực
tế dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ, công chức, viên chức chưa thật sự an tâm
công tác, muốn chuyển ra khỏi ngành.
c) Trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp
vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư lưu trữ chưa đồng đều,
cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc chưa được trang bị đầy đủ, hiện
đại.
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT,
KIẾN NGHỊ
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
đề xuất, kiến nghị Bộ Nội vụ và Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước như sau:
1. Sớm ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật và hướng dẫn thực hiện để phù hợp với Luật Lưu trữ về các vấn đề như:
Quy trình, thủ tục, thời gian thẩm định Danh mục tài liệu hết giá trị; thẩm định
Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử; quy trình, thủ tục tiêu hủy
tài liệu hết giá trị; đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ...
2. Quy định cụ thể cơ cấu tổ chức bộ
máy, số lượng biên chế và phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trung tâm Lưu trữ lịch sử
cấp tỉnh.
3. Cần sửa đổi, bổ sung về chế độ,
chính sách cho công chức, viên chức ngành VTLT để nâng cao đời sống, tạo sự an
tâm cho công chức, viên chức và tạo sự ổn định và phát triển của ngành, như: Sửa
đổi mức phụ cấp độc hại, quy định phụ cấp ưu đãi ngành, trợ cấp thường xuyên, bồi
dưỡng bằng hiện vật...
4. Quy định cụ thể mô hình tổ chức
Kho lưu trữ cấp huyện.
Trên đây là báo cáo Sơ kết 03 năm thực
hiện Luật Lưu trữ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh./.
Nơi nhận:
- Cục Văn thư và Lưu trữ
NN;
- TTUB: CT, PCT/VX;
- Sở Nội vụ;
- VPUB: CVP, PVP/VX;
- Chi cục VT-LT (2b);
- Phòng VX;
- Lưu: VT, (VX-VN)
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC VĂN BẢN ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC
LƯU TRỮ
(Kèm theo Báo cáo số 172/BC-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh)
I. VĂN BẢN CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Năm 2012
1. Công văn số 3415/UBND-VX ngày 13
tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Thông tư
số 14/2011/TT-BNV ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nội vụ.
2. Quyết định số 5131/QĐ-UBND ngày 04
tháng ló năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Phê duyệt Kế hoạch triển khai
thi hành Luật Lưu trữ.
Năm 2013
1. Thông báo số 44/TB-VP ngày 16 tháng
01 năm 2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về nội dung kết luận của Chủ
tịch UBND Thành phố Lê Hoàng Quân tại buổi họp về Đề án chỉnh lý tài liệu tồn đọng
của các cơ quan hành chính Nhà nước Thành phố giai đoạn 2013 - 2020.
2. Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 21
tháng 01 nằm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Danh mục số 2 các
cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử Thành phố.
3. Quyết định số 1192/QĐ-UBND ngày 11
tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố việc thành lập Ban Chỉ đạo triển
khai thực hiện Đề án chỉnh lý tài liệu tồn đọng của các cơ quan hành chính Nhà
nước Thành phố giai đoạn 2013-2020.
4. Thông báo số 190/TB-VP ngày 25
tháng 3 năm 2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về nội dung kết luận của
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hứa Ngọc Thuận tại cuộc họp về Đề án số hóa tài liệu
kho Lưu trữ của Chi cục Văn thư - Lưu trữ thành phố giai đoạn 1 năm 2013 -
2015.
5. Báo cáo số 61/BC-UBND ngày 26 tháng
3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số
19/2010/CT-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng
cường công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
6. Quyết định số 2153/QĐ-UBND ngày 02
tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Danh mục nguồn tài
liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh (Chi cục Văn thư - Lưu
trữ).
7. Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 18
tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức
và hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo triển khai
thực hiện Đề án chỉnh lý tài liệu tồn đọng của các cơ quan hành chính Nhà nước
thành phố giai đoạn 2013-2020.
Năm 2014
1. Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày
13 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Đề án nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ
của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020.
2. Quyết định số 1995/QĐ-UBND ngày 23
tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch trao trả
tài liệu, hồ sơ cán bộ đi B của Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Quyết định số 3751/QĐ-UBND ngày 02
tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch chỉnh lý
tài liệu tồn đọng trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 của các cơ quan, tổ chức trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Quyết định số 4611/QĐ-UBND ngày 15
tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch số hóa hồ
sơ, tài liệu tại Kho Lưu trữ chuyên dụng của Chi cục Văn thư - Lưu trữ giai đoạn
1 (2014 - 2015).
5. Quyết định số 5249/QĐ-UBND ngày 23
tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Danh mục thành phần
hồ sơ, tài liệu quận, huyện nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày
07 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về lập hồ
sơ, chỉnh lý số hóa tài liệu và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan tại
các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Quyết định số 6185/QĐ-UBND ngày 17
tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về bãi bỏ Quyết định số
93/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh về ban hành Quy chế (mẫu) công tác văn thư, lưu trữ cơ quan.
8. Công văn số 7098/UBND-VX ngày 31
tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hướng dẫn về quản lý Chứng
chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ.
II. VĂN BẢN CỦA
SỞ NỘI VỤ
Năm 2012
1. Công văn số 193/SNV-CCVTLT ngày 23
tháng 02 năm 2012 của Sở Nội vụ về xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác văn
thư, lưu trữ năm 2012.
2. Hướng dẫn số 207/HD-SNV ngày 27
tháng 02 năm 2012 của Sở Nội vụ về việc tổ chức quản lý kho lưu trữ và tài liệu
lưu trữ thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện.
3. Kế hoạch số 233/KH-SNV ngày 06
tháng 3 năm 2012 của Sở Nội vụ về tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về
văn thư, lưu trữ năm 2012.
4. Hướng dẫn số 248/HD-SNV ngày 07
tháng 3 năm 2012 của Sở Nội vụ về trách nhiệm quản lý công tác văn thư, lưu trữ
tại cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
5. Công văn số 370/SNV-CCVTLT ngày 03
tháng 4 năm 2012 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thang điểm
thi đua công tác văn thư, lưu trữ năm 2012.
6. Kế hoạch số 764/KH-SNV ngày 18
tháng 6 năm 2012 của Sở Nội vụ về tập huấn Luật Lưu trữ và các văn bản quy phạm
pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ.
7. Kế hoạch số 1098/KH-SNV ngày 06
tháng 8 năm 2012 của Sở Nội vụ về tổ chức kiểm tra công tác quản lý và hoạt động
văn thư, lưu trữ năm 2012.
8. Tờ trình số 8190/TTr-SNV ngày 28
tháng 12 năm 2012 của Sở Nội vụ về góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn thành phần
tài liệu xây dựng cơ bản nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử.
Năm 2013
1. Công văn số 171/SNV-CCVTLT ngày 21
tháng 2 năm 2013 của Sở Nội vụ về hướng dẫn nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ
năm 2013.
2. Công văn số 216/SNV-CCVTLT ngày 06
tháng 3 năm 2013 của Sở Nội vụ về việc chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ.
3. Kế hoạch số 313/KH-SNV ngày 22
tháng 3 năm 2013 của Sở Nội vụ về tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về
công tác văn thư, lưu trữ năm 2013.
4. Công văn số 486/SNV-CCVTLT ngày 24
tháng 4 năm 2013 của Sở Nội vụ về việc xây dựng và ban hành Danh mục hồ sơ cơ
quan hàng năm.
5. Công văn số 514/SNV-CCVTLT ngày 03
tháng 5 năm 2013 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn tổ chức hội thi tìm hiểu Luật
Lưu trữ.
6. Kế hoạch số 583/KH-SNV ngày 16
tháng 5 năm 2013 của Sở Nội vụ về tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư,
lưu trữ năm 2013.
7. Công văn số 486/SNV-CCVTLT ngày 24
tháng 5 năm 2013 của Sở Nội vụ về việc xây dựng và ban hành Danh mục hồ sơ cơ
quan.
8. Công văn số 715/SNV-CCVTLT ngày 06
tháng 6 năm 2013 của Sở Nội vụ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa
cháy và phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn hồ sơ tài liệu.
9. Quyết định số 4904/QĐ-SNV ngày 26
tháng 6 năm 2013 của Sở Nội vụ về thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo
triển khai thực hiện Đề án chỉnh lý tài liệu tồn đọng của các cơ quan hành
chính Nhà nước Thành phố giai đoạn 2013 - 2020.
10. Kế hoạch số 1614/KH-SNV ngày 10
tháng 10 năm 2013 của Sở Nội vụ về thực hiện Chỉ thị số 16/2013/CT-UBND ngày 09
tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về một số biện pháp để giải quyết
tài liệu tồn đọng của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Hướng dẫn số 1808/HD-SNV ngày 07
tháng 11 năm 2013 của Sở Nội vụ về tổ chức chỉnh lý tài liệu tồn đọng tại các
cơ quan, tổ chức.
12. Hướng dẫn số 1865/HD-SNV ngày 18
tháng 11 năm 2013 của Sở Nội vụ về thực hiện công tác Bảo vệ bí mật nhà nước
trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
13. Công văn số 1933/SNV-CCVTLT ngày
28 tháng 11 năm 2013 của Sở Nội vụ về việc triển khai thực hiện Thông tư số
09/2013/TT-BNV về báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ.
Năm 2014
1. Công văn số 179/SNV-CCVTLT ngày 21
tháng 02 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn phương hướng, nhiệm vụ công
tác văn thư, lưu trữ năm 2014.
2. Công văn số 201/SNV-CCVTLT ngày 26
tháng 02 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc lập hồ sơ xét, đề nghị tặng Kỷ niệm
chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
3. Công văn số 282/SNV-CCVTLT ngày 14
tháng 3 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa
cháy, phòng chống lụt bão và trừ mối mọt, bảo vệ an toàn hồ sơ, tài liệu lưu trữ.
4. Kế hoạch số 20/KH-SNV ngày 17
tháng 4 năm 2014 của Sở Nội vụ về chỉnh lý tài liệu tồn đọng trước ngày 30
tháng 4 năm 1975 của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2014.
5. Công văn số 470/SNV-CCVTLT ngày 18
tháng 4 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc khảo sát tài liệu tồn đọng của các cơ
quan, đơn vị.
6. Công văn số 642/SNV-CCVTLT ngày 20
tháng 5 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc đề nghị chỉnh lý hồ sơ gốc hộ tịch có
nguy cơ hư hỏng nặng.
7. Công văn số 862/SNV-CCVTLT ngày 25
tháng 6 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc đề nghị báo cáo thống kê tài liệu tồn đọng
trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
8. Công văn số 1237/SNV-CCVTLT ngày
04 tháng 8 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ,
tài liệu theo Thông tư số 09/2011/TT-BNV.
9. Công văn số 1268/SNV-CCVTLT ngày
05 tháng 8 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc xin ý kiến góp ý dự thảo Quy định lập
hồ sơ, chỉnh lý, số hóa tài liệu và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố.
10. Công văn số 1360/SNV-CCVTLT ngày
14 tháng 8 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc bố trí Kho lưu trữ cơ quan (gửi Sở
Xây dựng Thành phố).
11. Công văn số 1361/SNV-CCVTLT ngày
14 tháng 8 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc xây dựng, bố trí Kho lưu trữ cơ quan
(gửi Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố).
12. Công văn số 1371/SNV-CCVTLT ngày
18 tháng 8 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc đề nghị các cơ quan, tổ chức xây dựng
kế hoạch chỉnh lý tài liệu tồn đọng trước ngày 3 0 tháng 4 năm 1975.
13. Kế hoạch số 54/KH-SNV ngày 21
tháng 8 năm 2014 của Sở Nội vụ về tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số
3751/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt
Kế hoạch Chỉnh lý tài liệu tồn đọng trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 của các cơ
quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Công văn số 1477/SNV-CCVTLT ngày
04 tháng 9 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc khảo sát tình hình nghiên cứu khoa học
về công tác văn thư, lưu trữ từ năm 2000 đến nay.
15. Công văn số 1583/SNV-CCVTLT ngày
17 tháng 9 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn xác
định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp.
16. Công văn số 1650/SNV-CCVTLT ngày
26 tháng 9 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc đầu tư công trình xây dựng Kho Lưu trữ
huyện Nhà Bè.
17. Công văn số 1746/SNV-CCVTLT ngày
17 tháng 10 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc đầu tư công trình xây dựng Văn phòng
và Kho Lưu trữ của Sở Xây dựng.
17. Công văn số 1870/SNV-CCVTLT ngày
05 tháng 11 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc đề nghị thẩm định kinh phí chỉnh lý
tài liệu tồn đọng trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 của các cơ quan, tổ chức trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Công văn số 2002/SNV-CCVTLT ngày
24 tháng 11 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc thực hiện giao nộp hồ sơ, tài liệu
vào Lưu trữ cơ quan.
III. VĂN BẢN CỦA
CHI CỤC VĂN THƯ - LƯU TRỮ
Năm 2012
1. Công văn số 23/CCVTLT-QL ngày 06
tháng 3 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về báo cáo thống kê tiền lương và
thu nhập của công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ.
2. Công văn số 47/CCVTLT-QL ngày 27
tháng 4 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc sao tài liệu lưu trữ và
chứng thực lưu trữ tại cơ quan, tổ chức.
3. Công văn số 60/CCVTLT-QL ngày 13
tháng 6 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc thu phí đối với việc cấp
bản sao tài liệu lưu trữ và chứng thực lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan.
4. Kế hoạch số 64/KH-CCVTLT ngày 18
tháng 6 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về tổ chức thăm quan, học tập
kinh nghiệm về công tác văn thư, lưu trữ.
5. Quyết định số 72/QĐ-CCVTLT ngày 28
tháng 6 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về thành lập và ban hành Quy chế
hoạt động của Tổ báo cáo viên công tác văn thư, lưu trữ thuộc Chi cục Văn thư -
Lưu trữ.
6. Công văn số 103/CCVTLT-QL ngày 31
tháng 7 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác văn thư, lưu trữ.
7. Công văn số 119/CCVTLT-QL ngày 22
tháng 9 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài
liệu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân phường,
xã, thị trấn.
8. Công văn số 137/CCVTLT-QL ngày 22
tháng 10 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về giải mật tài liệu lưu trữ.
9. Công văn số 138/CCVTLT-QL ngày 26
tháng 10 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc báo cáo thống kê công
tác VTLT năm 2012 theo Quyết định số 13, 14/2005/QĐ-BNV ngày 06 tháng 01 năm
2005 của Bộ Nội vụ.
10. Công văn số 142/CCVTLT-QL ngày 01
tháng 11 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về thời hạn bảo quản Công báo.
11. Công văn số 143/CCVTLT-QL ngày 01
tháng 11 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài
liệu.
12. Kế hoạch số 161/KH-CCVTLT ngày 04
tháng 12 năm 2012 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về triển khai thi hành Luật Lưu
trữ.
Năm 2013
1. Quyết định số 01/QĐ-CCVTLT ngày 03
tháng 01 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về ban hành Quy định khai thác
và sử dụng tài liệu lưu trữ tại Kho lưu trữ chuyên dụng của Chi cục VTLT.
2. Công văn số 06/CCVTLT-QL ngày 11
tháng 01 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc giới thiệu văn bản quy
phạm pháp luật mới của lĩnh vực văn thư, lưu trữ trên Trang thông tin điện tử của
Sở Nội vụ.
3. Công văn số 38/CCVTLT-QL ngày 11
tháng 3 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc cơ quan, tổ chức cấp huyện
thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh và tham quyền thẩm định tài liệu
hết giá trị của các cơ quan cấp huyện.
4. Công văn số 68/CCVTLT-QL ngày 06
tháng 5 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc đăng ký hoạt động dịch vụ
lưu trữ và cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
5. Quyết định số 75/QĐ-CCVTLT ngày 16
tháng 5 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về ban hành Danh mục hồ sơ cơ
quan.
6. Công văn số 83/CCVTLT-QL ngày 30
tháng 5 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc giới thiệu Thông tư hướng
dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ.
7. Kế hoạch số 97/KH-CCVTLT ngày 18
tháng 6 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về tổ chức học tập kinh nghiệm về
công tác văn thư, lưu trữ năm 2013.
8. Kế hoạch số 99/KH-CCVTLT ngày 19
tháng 6 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về kiểm tra công tác văn thư,
lưu trữ năm 2013.
9. Công văn số 237/CCVTLT-QL ngày 28
tháng 10 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc báo cáo tổng kết, báo
cáo thống kê và đánh giá, chấm điểm thi đua công tác văn thư, lưu trữ năm 2013.
10. Công văn số 284/CCVTLT-QL ngày 16
tháng 12 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc thành phần Hội đồng xác
định giá trị của cơ quan cấp huyện.
11. Công văn số 38/CCVTLT-QL ngày 11
tháng 3 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ hỏi Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà
nước về việc cơ quan, tổ Chức cấp huyện thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử
tỉnh và thẩm quyền thẩm định tài liệu hết giá trị của các cơ quan cấp huyện.
12. Công văn số 72/CCVTLT-QL ngày 10
tháng 5 năm 2013 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc thang điểm thi đua công
tác văn thư, lưu trữ năm 2013.
Năm 2014
1. Công văn số 55/CCVTLT-QL ngày 31
tháng 3 năm 2014 của Ghi cục Văn thư - Lưu trữ về việc báo cáo tình hình thực Thông
tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2010.
2. Kế hoạch số 76/KH-CCVTLT ngày 18
tháng 4 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về tổ chức học tập kinh nghiệm về
công tác văn thư, lưu trữ năm 2014.
3. Công văn số 79/CCVTLT-QL ngày 21
tháng 4 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc học tập kinh nghiệm hoạt
động lưu trữ.
4. Công văn số 170/CCVTLT-QL ngày 03
tháng 7 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc khảo sát thực trạng bố trí
kho lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố.
5. Công văn số 176/CCVTLT-QL ngày 11
tháng 7 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc quy định thời hạn bảo quản
hồ sơ, tài liệu bầu cử.
6. Công văn số 217/CCVTLT-QL ngày 11
tháng 8 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc phúc đáp ban hành Danh mục
hồ sơ cơ quan.
7. Công văn số 279/CCVTLT-QL ngày 10
tháng 10 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc báo cáo thống kê công
tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo Thông tư số 09/2013/TT-BNV.
8. Công văn số 288/CCVTLT-QL ngày 15
tháng 10 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc triển khai thực hiện
Thông tư số 04/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
9. Công văn số 322/CCVTLT-QL ngày 13 tháng
11 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về kết quả chấm điểm thi đua công tác
văn thư, lưu trữ khối quận, huyện năm 2014.
10. Công văn số 329/CCVTLT-QL ngày 20
tháng 11 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về việc giới thiệu Thông tư mới
liên quan đến lĩnh vực văn thư, lưu trữ./.