Báo cáo 103/BC-UBND năm 2015 kết quản khảo sát mức độ hài lòng của người dân và hộ gia đình đối với dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 103/BC-UBND
Ngày ban hành 25/11/2015
Ngày có hiệu lực 25/11/2015
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/BC-UBND

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 11 năm 2015

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÔNG DÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ DỊCH VỤ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. TÓM TẮT TỔNG QUAN

Khảo sát mức độ hài lòng người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ công là hình thức thăm dò ý kiến người dân và hộ gia đình về các dịch vụ do nhà nước cung cấp. Đây là một trong những nhiệm vụ của Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Thanh Hóa. Ngày 4/7/2012, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 33/2012/NQ-HĐND về giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính; trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tại Quyết định số 3170/QĐ-UBND ngày 27/9/2012. Trong khuôn khổ trên, mục tiêu cuộc khảo sát năm 2015 nhằm tìm hiểu ý kiến phản hồi của công dân và hộ gia đình về hiệu quả hoạt động của các đơn vị cung ứng một số dịch vụ công tại cấp xã, cấp huyện và tại Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐTBXH, từ đó rút ra các bài học và kiến nghị UBND tỉnh, các ngành, các cấp cải tiến việc cung ứng dịch vụ công trên địa bàn trong phạm vi thẩm quyền.

Khảo sát mức độ hài lòng của người dân, hộ gia đình về một số dịch vụ công năm 2015 được tiến hành trên địa bàn hai đơn vị cấp huyện là huyện Hong Hóa và huyện Thọ Xuân.

1. Các dịch vụ công được khảo sát thuộc các lĩnh vực

- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp (thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở LĐTBXH).

- Thành lập và phát triển doanh nghiệp: Đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh (thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của UBND cấp huyện).

- Tư pháp - hộ tịch: Đăng ký khai sinh (thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của UBND cấp xã).

Bằng phương pháp điều tra chọn mẫu và phỏng vấn các cá nhân trực tiếp thực hiện các công việc: đăng ký khai sinh, đăng ký kinh doanh đi với hộ kinh doanh và giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp trên bốn khía cạnh: (1) Tiếp cận dịch vụ; (2) Khả năng đáp ứng; (3) Chi phí sử dụng dịch vụ và (4) Cơ chế phản hồi, góp ý. Qua cuộc khảo sát, sẽ đánh giá chung và nêu ý kiến nhận xét về những nguyên nhân dẫn đến hạn chế và các giải pháp đề xuất cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trên địa bàn.

Trong khuôn khổ khảo sát lần này, đã có 713 cuộc phỏng vấn thực hiện với các cá nhân trực tiếp thực hiện các dịch vụ (đăng ký giấy khai sinh, đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh và thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp) tại 30 xã ở 2 huyện được chọn. Người trả li được chọn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ tất cả các hộ dân và cá nhân đã trực tiếp thực hiện các dịch vụ hành chính trong năm 2014.

2. Một số kết quả và phát hiện chủ yếu qua khảo sát

a) Ưu điểm:

Tỉ lệ các cá nhân tham gia khảo sát có mức độ không hài lòng tương đi thấp, tỉ lệ không hài lòng ở tất cả các dịch vụ đều dưới 10%, cho thấy các dịch vụ này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của công dân. Một số cán bộ, công chức (CBCC) được người dân khen ngợi và hài lòng. Hiện tượng ưu tiên cho người thân quen và hiện tượng đòi bồi dưỡng thêm rất ít.

b) Tồn tại:

(1) Việc tìm hiểu thông tin qua các website của huyện, Sở còn nhiều hạn chế;

(2) Cơ sở vật chất (CSVC), diện tích phòng làm việc còn chật, hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là phòng làm việc của xã, Trung tâm giới thiệu việc làm tnh (gần đây TTGTVL tnh đã được chuyển sang vị trí mi khang trang hơn), chưa có phương tiện giải trí để phục vụ người dân khi dân phải chờ lâu;

(3) Thái độ, kỹ năng, trình độ chuyên môn của CBCC chưa đồng đều, vì vậy chưa đáp ứng được k vọng của người dân như: một bộ phận CBCC chưa nhiệt tình, làm việc chưa đúng giờ, ưu tiên người thân/quen, trả hồ sơ trễ hẹn, còn nhũng nhiễu, hẹn gặp người dân nhưng khi đến CBCC đi vắng, đi họp...;

(4) Cơ chế phản hồi, góp ý thiếu hiệu quả, thể hiện ở việc tuy không nhiều người đóng góp ý kiến song các ý kiến của họ lại chưa được giải quyết triệt để, nhất là ý kiến trong giải quyết chế độ BHTN. Người được phỏng vấn đề xuất cần đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục, có thể sử dụng liên thông một cửa với những địa bàn xa trung tâm huyện.

Trong giới hạn của cuộc khảo sát, những phát hiện nêu trên hoàn toàn không mang tính đại diện cho toàn bộ tình hình giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Kiến nghị các cấp chính quyền cân nhắc để đưa ra các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ công trên địa bàn tỉnh:

- Về tiếp cận dịch vụ: (1) Thực hiện tốt hơn nữa việc niêm yết công khai và thông tin về quy trình giải quyết các TTHC; (2) Quảng bá qua các website chính thức để người sử dụng dễ tiếp cận và tra cứu hơn (3) Về CSVC: cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, như cung cấp đầy đủ bút viết, bàn ghế, nước uống và có thể trang bị thêm các phương tiện giải trí như sách, báo... để nâng cao mức độ hài lòng của người sử dụng. Với những bộ phận như tư pháp (cấp xã) cần trang bị mới hoặc sa chữa máy photo kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân. Với những công sở có dự định cải tạo và xây mới, cần xem xét yếu tố xây nhà vệ sinh cho người dân sử dụng gần nơi tiếp nhận hồ sơ.

- Về khả năng đáp ứng: (1) Chấn chỉnh, loại bỏ một số hành vi không phù hợp của CBCC như nhũng nhiễu, làm việc không đúng giờ, trễ hẹn, ưu tiên người thân, quen...; (2) Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức ngành nghề cho CBCC, củng cố thói quen xin lỗi người dân khi CBCC có sai sót.

- Về chi phí sử dụng dịch vụ: (1) Cần minh bạch hóa các khoản thu phí, có hóa đơn đi kèm khi thu các khoản phí của người dân, (2) Thường xuyên thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm những cán bộ có hành vi gây khó khăn, quan liêu, nhũng nhiễu, tiêu cực đối với người dân; (3) Mặc dù hiện tượng CBCC đòi hỏi không nhiều, hầu hết trường hợp là người sử dụng dịch vụ chủ động bồi dưỡng, nên các cơ quan hữu quan cần nghiêm cấm hành vi CBCC nhận bồi dưỡng để tạo một môi trường văn minh, lành mạnh hơn.

- Cơ chế phản hồi, góp ý: (1) Chú trọng hơn việc tiếp nhận, xử lý những kiến nghị, góp ý của công dân; (2) Cần có thêm nhiều kênh thông tin để biết được ý kiến phản hồi từ phía người dân và (3) Giải quyết triệt để những phản hồi, kiến nghị của người dân.

II. GIỚI THIỆU

1. Thông tin chung

[...]