Bản ghi nhớ số 60/2004/LPQT về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Băng-la-đét
Số hiệu | 60/2004/LPQT |
Ngày ban hành | 26/07/2004 |
Ngày có hiệu lực | 22/03/2004 |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Cơ quan ban hành | Bộ Ngoại giao |
Người ký | Nguyễn Hoàng Anh |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ NGOẠI GIAO ****** Số: 60/2004/LPQT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2004 |
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Băng-la-đét về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 22 tháng 03 năm 2004.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Băng-la-đét, dưới đây được gọi là các Bên ký kết;
Nhằm tăng cường các mối quan hệ thân thiện hiện có giữa hai nước thông qua hợp tác phát triển trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghệ giống lúa lai, chế biến và đóng gói sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp liên doanh về chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp dựa vào nông nghiệp, công nghệ sinh học, nghiên cứu và các dịnh vụ khuyến nông, phát triển nguồn nhân lực, quản lý trang trại, phát triển hệ thống nông trại, cơ giới hóa nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp dựa vào nông nghiệp…;
Xem xét đến những thuận lợi có được từ mối quan hệ hợp tác hai bên trong các lĩnh vực đã đề cập trên sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước;
Đã đi đến thỏa thuận sau:
Điều 1. Các Bên ký kết sẽ thúc đẩy hợp tác phát triển trong các lĩnh vực khoa học, công nghiệp nông nghiệp, sản xuất lương thực, phát triển công nghệ giống lúa lai, chế biến và đóng gói sản phẩm nông nghiệp, các khu công nghiệp liên doanh về chế tạo dụng cụ nông nghiệp, các ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp, công nghệ sinh học, nghiên cứu và dịch vụ khuyến nông, phát triển nguồn nhân lực, quản lý trang trại, phát triển hệ thống nông trại, cơ giới hóa nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp dựa vào nông nghiệp… giữa hai nước thông qua các hoạt động hợp tác, cùng nhau thực hiện các chương trình trao đổi sản phẩm khoa học, thông tin và cán bộ.
Điều 2. Những hoạt động chung này sẽ được các Bên ký kết quyết định và thực hiện thông qua các thủ tục đã thống nhất. Các hoạt động hợp tác như vậy sẽ là môi trường lành mạnh, ổn định và bao trùm lên các lĩnh vực khoa khoa học và công nghệ nông nghiệp, sản xuất lương thực, phát triển công nghệ giống lúa lai, chế biến và đóng gói sản phẩm nông nghiệp, các khu công nghiệp liên doanh về chế tạo máy nông nghiệp, các ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp, công nghệ sinh học, nghiên cứu và dịch vụ khuyến nông, phát triển nguồn nhân lực, quản lý trang trại, phát triển hệ thống nông trại, cơ giới hóa nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp dựa vào nông nghiệp, quản lý dịch hại tổng hợp, các hoạt động sau thu hoạch, trao đổi nguyên liệu và thông tin khoa học, hướng dẫn các khóa đào tạo, hội thảo, hội nghị, và các diễn đàn thảo luận, nghiên cứu thực địa, các ấn phẩm chung và nhiều lĩnh vực khác như đã được hai Bên thống nhất ở trên.
Điều 3. Các Bên ký kết và thúc đẩy hợp tác trong thời gian ngắn hạn và trung hạn trong khuôn khổ các hoạt động chung đã được đề cập ở Điều 2, các kế hoạch hành động hàng năm sẽ được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các Bên nhầm đạt được các mục tiêu của Bản ghi nhớ này.
Điều 4. Nhóm công tác nông nghiệp chung sẽ được thành lập để hướng dẫn, đánh giá tiến triển của các hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác theo Bản ghi nhớ này. Nhóm công tác chung sẽ họp mỗi năm một lần luân phiên ở Việt Nam và Băng-la-đét.
Mỗi Bên sẽ bổ nhiệm một Thư ký điều hành chịu trách nhiệm điều phối, giám sát tất cả các hoạt động được thực hiện theo Bản ghi nhớ này. Thư ký điều hành sẽ là thành viên thường trực của Nhóm công tác chung.
Trong thời gian chuyển tiếp giữa các cuộc hợp của Nhóm công tác chung, các Thư ký điều hành sẽ giữ liên lạc với nhau để xây dựng chương trình làm việc và điều phối.
Điều 5. Theo Bản ghi nhớ này, các cơ quan điều phối được chỉ định sẽ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Băng-la-đét.
Điều 6. Nhằm thu hút sự quan tâm rộng rãi, Bản ghi nhớ này cho phép các cơ quan khác của Chính phủ, các giới kinh tế và khoa học cũng như khu vực tư nhân có quan tâm của cả hai nước được tham gia vào sự hợp tác nêu trên.
Điều 7. Bên cử người sẽ chịu chi phí đi lại còn Bên nhân người sẽ chịu trách nhiệm tiếp đón. Các hoạt động theo Bản ghi nhớ này phải phù hợp với khả năng tài chính và nhân sự và tuân theo các luật và quy định của mỗi nước.
Điều 8. Bản ghi nhớ này sẽ không ảnh hưởng đến những cam kết của các Bên theo các thỏa thuận song phương hiện có giữa hai nước.
Điều 9. Bản ghi nhớ này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ khi hai Bên ký và sẽ tiếp tục có hiệu lực trong giai đoạn 5 năm. Bản ghi nhớ này có thể được áp dụng trong giai đoạn tiếp theo sự thỏa thuận của hai Bên. Một trong hai Bên có thể chấm dứt hiệu lực của Bản ghi nhớ này bằng cách gửi thông báo trước ít nhất 6 tháng về ý định chấm dứt hiệu lực của Bản ghi nhớ này. Việc chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ như vậy sẽ không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý và thời hạn của dự án/kế hoạch đã có và đang được thực hiện theo Bản ghi nhớ này và các hoạt động đang tiến hành sẽ tiếp tục cho đến khi hoàn thành.
Điều 10. Bản ghi nhớ này có thể được bổ sung hoặc sửa đổi theo sự thỏa thuận của các Bên.
Để làm chứng, những người ký tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức của Chính phủ nước mình, đã ký và đóng dấu vào Bản ghi nhớ này.
Làm tại Đắc-ca ngày 22 tháng 3 năm 2004, thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Băng-la-đét và tiếng Anh. Trong trường hợp có bất đồng, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm căn cứ.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN BĂNG-LA-ĐÉT
|
THAY MẶT CHÍNH PHÚ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |