ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1949/KH-UBND
|
Gia Lai, ngày 26
tháng 7 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG
PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2023 -
2030
Căn cứ Quyết định số
703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình
phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai
đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số
37/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt nội
dung và quy định mức chi thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc
gia và giống khác theo Quyết định số 703/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng
Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ
cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030 (sau đây viết tắt là Kế hoạch)
như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống
thủy sản (sau đây gọi tắt là giống cây trồng, vật nuôi) theo hướng hiện đại nhằm
cung cấp sản xuất giống có năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu
và điều kiện sinh thái của địa phương, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu
cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2023 - 2030 theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Lưu giữ, bảo tồn và phát
triển nguồn gen các giống cây trồng đặc hữu, có giá trị kinh tế cao như: Các giống
lúa cạn bản địa, cây hồ tiêu, cây ăn quả bản địa, cây lâm nghiệp, cây dược liệu
bản địa, dược liệu quý; các loài động vật bản địa.
2.2. Nghiên cứu chọn tạo, phục
tráng, bình tuyển, đưa vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng
suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu, bệnh hại và dịch bệnh, thích ứng với
biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của tỉnh.
2.3. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất, quản lý giống nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đúng
tiêu chuẩn, tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm; đảm bảo cung ứng
đủ giống cho nhu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh, đó là tập trung vào
các giống chủ lực, đặc sản, chất lượng cao và tiến tới mở rộng thị trường trong
nước.
- Lĩnh vực trồng trọt: Đến năm
2025, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương), giống mới, giống chất lượng
cao trong sản xuất đối với cây lúa đạt trên 90%, cây cà phê đạt 80%, cây ăn quả
đạt 70%, cây mía đạt 95%; giống ngô, chè, cao su, điều, tiêu, sắn, rau, nấm đạt
90%. Đến năm 2030, nâng cao tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương), giống
mới, giống chất lượng cao trong sản xuất đối với cây lúa đạt 95%, cây cà phê đạt
trên 90%, cây ăn quả đạt 85%, cây mía đạt 100%, ngô, chè, cao su, điều, tiêu, sắn,
rau, nấm đạt 100%.
- Lĩnh vực chăn nuôi: Tăng tỷ lệ
sử dụng giống mới, giống chất lượng cao cho sản xuất chăn nuôi của tỉnh, phù hợp
với điều kiện tự nhiên từng địa phương, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất,
chất lượng sản phẩm, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành. Đến năm
2025, tỷ lệ sản xuất con giống trong chăn nuôi đối với giống bò đáp ứng khoảng
80%, giống heo khoảng 115%, giống gia cầm khoảng 30%, giống dê khoảng 35% nhu cầu
sử dụng con giống của người chăn nuôi. Đến năm 2030, tỷ lệ sản xuất con giống
trong chăn nuôi đối với giống bò đáp ứng khoảng 100%, giống heo khoảng 161%, giống
gia cầm khoảng 85%, giống dê khoảng 80% nhu cầu sử dụng con giống của người
chăn nuôi.
- Lĩnh vực lâm nghiệp: Đến năm
2025, tỉnh Gia Lai cung cấp khoảng 80% giống từ nguồn giống được công nhận, có
chứng chỉ giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành; trong đó, trên 50% giống từ
nhân giống sinh dưỡng phục vụ việc trồng rừng; năng suất rừng trồng thâm canh
giống mới trung bình 15 m3/ha/năm. Đến năm 2030, phấn đấu ít nhất
90% diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận; năng
suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình 20 m3/ha/năm.
- Lĩnh vực thủy sản: Đến năm
2025, con giống sản xuất trong tỉnh đạt 5,3 triệu con, chiếm 46% nhu cầu giống
thả; con giống nhập ngoại tỉnh là 6,3 triệu con, chiếm 54% nhu cầu giống thả.
Duy trì lưu giữ 1,5 tấn cá bố mẹ phục vụ sản xuất giống nhân tạo. Đến năm 2030,
đảm bảo 100% con giống cung ứng chất lượng và sạch bệnh tại chỗ; con giống sản
xuất trong tỉnh đạt 9,5 triệu con, chiếm 56% nhu cầu giống thả; con giống nhập
ngoại tỉnh là 7,5 triệu con, chiếm 44% nhu cầu giống thả. Chọn lọc, lưu giữ 2 tấn
cá bố mẹ phục vụ sản xuất giống nhân tạo.
2.4. Nâng cao năng lực khoa học
và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật
nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
II. PHẠM VI,
QUY MÔ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Ưu tiên triển khai thực hiện
trên những đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực quốc gia theo văn bản quy định
của cấp có thẩm quyền và đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh tại Quyết
định số 79/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Danh mục
sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Gia Lai và Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày
28/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục các ngành hàng, sản phẩm
nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Đối với cây trồng, vật nuôi
khác, căn cứ yêu cầu thực tiễn và khả năng của ngân sách, Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định bổ sung theo từng giai đoạn cụ thể.
2. Quy mô
Triển khai thực hiện bảo tồn,
lưu giữ nguồn gen, nghiên cứu chọn tạo giống, phát triển sản xuất giống, hoàn
thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh
Gia Lai.
3. Thời gian thực hiện
Từ năm 2023 đến hết năm 2030,
chia theo 02 kỳ kế hoạch 2023 - 2025 và 2026 - 2030.
III. NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU
1. Phát triển khoa học công
nghệ về giống
1.1. Bảo tồn, lưu giữ nguồn
gen
- Nhiệm vụ: Thu thập, bảo tồn,
lưu trữ, đánh giá, tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen cây
trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Đánh giá, tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu
quả các nguồn gen giống cây trồng đặc hữu, có giá trị kinh tế cao như: Các giống
lúa cạn bản địa, cây hồ tiêu, cây ăn quả bản địa, cây lâm nghiệp, cây dược liệu
bản địa, dược liệu quý, các loài động vật bản địa.
- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học
và công nghệ, vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
1.2. Nuôi giữ giống gốc
- Nhiệm vụ: Tăng cường năng lực
quản lý, chọn lọc và nuôi giữ đàn giống gốc vật nuôi; ưu tiên các giống vật
nuôi chủ lực, giống bản địa; nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống gốc; nhập
nội các giống có tiềm năng di truyền cao, tiên tiến, phù hợp với điều kiện của
tỉnh Gia Lai, cụ thể: Nhập nội các giống lợn Landrce, Yorshire, Duroc, Pietrian
có nguồn gốc từ Mỹ, Đan Mạch; nhập nội giống bò Brahman, tinh đông lạnh giống
bò Brahman, tinh dịch các giống Brahman, BBB, Droughtmaster.
- Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế,
vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
1.3. Nghiên cứu chọn tạo giống
- Nhiệm vụ: Đánh giá, lựa chọn,
xây dựng cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chống
chịu tốt với dịch hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; chọn lọc, phục tráng
giống gốc, giống siêu nguyên chủng lúa, giống cây ăn quả chủ lực, giống cây
công nghiệp năng suất, chất lượng cao chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi
của thời tiết; nghiên cứu bảo tồn, phát triển một số giống vật nuôi, giống cây
trồng bản địa nhằm tạo ra các nông sản đặc sản địa phương; chọn tạo giống cây
lâm nghiệp bản địa, nhập nội giống cây lâm nghiệp sinh khối lớn, chu kỳ ngắn
cho phát triển rừng trồng gỗ lớn làm nguyên liệu chế biến gỗ xuất khẩu.
Nghiên cứu làm chủ và phát triển
công nghệ chọn tạo giống bố mẹ và kỹ thuật sản xuất giống sạch bệnh đối với một
số giống thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá Trắm đen, cá Chốt, cá Sọc dưa…
- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học
và công nghệ, vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
2. Phát triển sản xuất giống
- Nhiệm vụ: Nhập nội, mua bản
quyền giống mới; bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội, sản xuất giống lúa
siêu nguyên chủng, giống cây lâm nghiệp năng suất, chất lượng cao; phát triển sản
xuất giống các cấp, các giống vật nuôi chủ lực và đặc sản; sản xuất giống cây
lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô; xây dựng và chăm sóc vườn cây đầu dòng, rừng giống,
vườn giống; đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ sản xuất giống; nâng cao năng
lực kiểm soát chất lượng giống.
- Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế
theo cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; vốn lồng ghép từ các chương trình,
dự án đầu tư công; vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
3. Hoàn thiện hệ thống
nghiên cứu, sản xuất giống
- Nhiệm vụ: Đầu tư nâng cấp cơ
sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị, tăng cường năng lực của các Trung tâm:
Nghiên cứu Giống cây trồng, Giống vật nuôi và Giống Thủy sản, Trung tâm Ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ và các đơn vị liên quan của tỉnh để nghiên cứu, sản
xuất giống theo hướng hiện đại. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các vườn ươm cây
giống, các vùng sản xuất giống tập trung tại các địa phương. Hỗ trợ xây dựng cơ
sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường cho các dự án nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng
thử nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển
theo cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; vốn lồng ghép từ các chương trình,
dự án đầu tư công; vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
IV. DỰ KIẾN
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí dự kiến thực hiện Kế
hoạch, cụ thể:
- Vốn sự nghiệp: 89,25 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2023 - 2025: 30,78
tỷ đồng (ngân sách tỉnh: 19,3 tỷ đồng; ngân sách huyện: 11,48 tỷ đồng);
+ Giai đoạn 2026 - 2030: 58,47
tỷ đồng (ngân sách tỉnh: 48,25 tỷ đồng; ngân sách huyện: 10,22 tỷ đồng).
- Vốn đầu tư phát triển:
+ Giai đoạn 2023 - 2025: 30,0 tỷ
đồng;
+ Giai đoạn 2026 - 2030: Đề xuất
các danh mục dự án ưu tiên đầu tư.
- Vốn đối ứng của các tổ chức,
cá nhân: 84,0 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2023 - 2025: 27,571
tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2026 - 2030: 56,429
tỷ đồng.
- Vốn xã hội hóa: 576 tỷ đồng.
V. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Cơ chế, chính sách
Tổ chức thực hiện có hiệu quả
cơ chế, chính sách thuộc Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục
vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 tại Quyết định số
703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 167/QĐ-TTg
ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn
và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị định
số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; vốn
lồng ghép từ các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn tỉnh; Thông tư
số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về
quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 37/2022/NQ-HĐND ngày
09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về phê duyệt nội dung và quy định
mức chi thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống
khác theo Quyết định số 703/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh
Gia Lai.
2. Công tác quản lý Nhà nước
về giống
Thực hiện đồng bộ các biện pháp
nâng cao năng lực quản lý, kiểm định giống cây trồng, vật nuôi về điều kiện sản
xuất, kinh doanh, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi theo quy định của Luật
Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Luật Tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật năm 2018. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy
định của pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật
nuôi. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng giống
cây trồng, vật nuôi. Công khai danh sách các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cung
ứng giống đúng quy định và không đúng quy định trên các phương tiện thông tin đại
chúng; Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Nâng cao năng lực của cơ quan
quản lý Nhà nước về giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn các huyện, thị
xã, thành phố.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực quản lý; đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ; thiết lập cơ sở dữ liệu số
về giống cho cơ quan quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý giống
cây trồng, vật nuôi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế.
3. Nâng cao chất lượng nguồn
lực nghiên cứu, sản xuất giống
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ nghiên cứu, sản xuất giống cho lực lượng cán bộ kỹ thuật của Trung tâm
Nghiên cứu Giống cây trồng, Trung tâm Giống vật nuôi, Trung tâm Giống Thủy sản,
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ và các đơn vị liên quan của tỉnh.
Tăng cường công tác khuyến nông về giống, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc
gia, các viện nghiên cứu, các trường, doanh nghiệp để đào tạo, chuyển giao công
nghệ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia
tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ
cho các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, sản xuất, kiểm định giống cây trồng, vật
nuôi đảm bảo cho mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh hiệu quả, bền vững.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả các cơ chế,
chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi
trên địa bàn tỉnh.
4. Giải pháp về hợp tác quốc
tế
Nhập nội một số giống cây trồng,
vật nuôi, thuỷ sản chất lượng cao, giống mới (hạt giống, cây giống, hạt sinh học,
phôi, tinh); đồng thời, tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học và công nghệ về
giống trong và ngoài nước đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học, phục tráng các
giống đặc sản, giống bản địa quý hiếm tại địa phương phục vụ công tác nghiên cứu
và lai tạo giống mới.
Tăng cường xúc tiến thương mại,
tạo thương hiệu cho sản phẩm nhằm mở rộng thị trường giống cây trồng, vật nuôi
ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Giải pháp về nguồn vốn
Tăng cường, đa dạng hóa các nguồn
lực đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
từ nhiều thành phần kinh tế cho phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi,
thủy sản. Nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường
xuyên) theo phân cấp hiện hành; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án;
vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án phát
triển sản xuất giống theo Quyết định số 703/QĐ-TTg.
Tập trung kêu gọi, thu hút các
dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, lâm
nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Căn cứ nhu cầu thực tiễn
trong từng giai đoạn cụ thể, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan thẩm định, phê duyệt các dự án phát triển sản xuất giống sử dụng nguồn
ngân sách cấp tỉnh theo Phụ lục I và phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án khác thuộc Chương trình Phát triển
nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2023
- 2030 theo Quyết định số 703/QĐ-TTg.
- Chủ trì triển khai cơ chế,
chính sách thuộc Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ
cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030 và các cơ chế, chính sách có
liên quan về phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát tình hình
thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh
cân đối vốn đầu tư phát triển trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm
theo quy định của Luật Đầu tư công. Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn lực thực hiện đảm bảo mục
tiêu, nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính
Hàng năm, vào thời điểm xây dựng
dự toán cho năm sau, trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị liên quan gửi Sở
Tài chính theo đúng quy định, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối theo khả năng ngân
sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí
kinh phí theo phân cấp ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu
quả, tiết kiệm.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ về giống cây
trồng, vật nuôi.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác liên kết đề
xuất, tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về bảo tồn, lưu giữ
nguồn gen, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Công Thương
- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác xúc tiến thương mại, kết nối
cung cầu, tìm kiếm thị trường, đối tác tiêu thụ các sản phẩm giống cây trồng, vật
nuôi, thủy sản.
6. Sở Thông tin và Truyền
thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh hướng dẫn
các cơ quan thông tấn, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông
tin cơ sở thường xuyên thông tin, tuyên truyền, phổ biến các loại giống chất lượng
cao, các đơn vị uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước; thông tin,
tuyên truyền, phổ biến những nguy cơ, tác hại của việc sản xuất, kinh doanh giống
cây trồng, vật nuôi, thủy sản không đảm bảo chất lượng; khuyến khích người dân
lựa chọn các sản phẩm giống chất lượng cao để đưa vào sản xuất.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam chi nhánh Gia Lai
Chỉ đạo các đơn vị tín dụng
trên địa bàn tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi và hướng dẫn việc cho vay theo
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP và các chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để các đơn vị nhân giống trên địa bàn
tỉnh dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay và chính sách ưu đãi lãi suất vốn vay để
đầu tư, phát triển sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, thủy sản chất lượng
cao góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững.
8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
- Chỉ đạo triển khai Kế hoạch
này phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tổ chức thực hiện tốt công
tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
- Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban
nhân dân tỉnh và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch và bố trí
kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản
xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030.
- Chủ động cân đối ngân sách địa
phương, vốn lồng ghép các chương trình, dự án, thu hút doanh nghiệp đầu tư cho
phát triển nghiên cứu, sản xuất giống trên địa bàn.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trước ngày 05/12.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện
Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2030. Yêu cầu các sở,
ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực
hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc, kịp thời gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh VP, các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Mah Tiệp
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN
NGÂN SÁCH TỈNH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 1949/KH-UBND ngày 26/07/2023 của UBND tỉnh)
I. DANH MỤC DỰ ÁN SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP
TT
|
Danh mục dự án
|
Dự kiến nguồn vốn (triệu đồng)
|
Trong đó
|
Giai đoạn 2023 - 2025
|
Giai đoạn 2026 - 2030
|
Cơ quan thực hiện
|
Ngân sách Nhà nước
|
Vốn đối ứng
|
Ngân sách Nhà nước
|
Vốn đối ứng
|
Ngân sách Nhà nước
|
Vốn đối ứng
|
1
|
Khảo sát, bình tuyển cây đầu
dòng, vườn cây đầu dòng, chọn lọc cây trội vườn giống
|
1.050
|
1.050
|
|
300
|
|
750
|
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
2
|
Khảo nghiệm mô hình giống chống
chịu bệnh khảm lá sắn, nhân giống sắn kháng bệnh khảm do virus và xây dựng mô
hình trình diễn
|
7.000
|
3.500
|
3.500
|
1.000
|
1.000
|
2.500
|
2.500
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
3
|
Xây dựng mô hình thâm canh
các giống cây trồng chủ lực của tỉnh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh
Gia Lai
|
3.500
|
3.500
|
|
1.000
|
|
2.500
|
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
4
|
Xây dựng mô hình khảo nghiệm,
sản xuất giống lúa mới năng suất, chất lượng cao
|
4.000
|
2.000
|
2.000
|
571
|
571
|
1.429
|
1.429
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
5
|
Mô hình khảo nghiệm, sản xuất
các giống cây trồng chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu
|
14.000
|
7.000
|
7.000
|
2.000
|
2.000
|
5.000
|
5.000
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
6
|
Khảo nghiệm, phát triển giống
cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh
|
4.200
|
2.100
|
2.100
|
600
|
600
|
1.500
|
1.500
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
7
|
Phát triển sản xuất các giống
lợn, bò
|
70.000
|
7.000
|
63.000
|
2.000
|
18.000
|
5.000
|
45.000
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
8
|
Phát triển sản xuất các giống
thủy sản có giá trị kinh tế cao
|
2.800
|
1.400
|
1.400
|
400
|
400
|
1.000
|
1.000
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
9
|
Triển khai các mô hình, dự án
sản xuất các loại cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi, giống thủy sản
từ nguồn chi sự nghiệp Khoa học và công nghệ cấp huyện
|
40.000
|
40.000
|
|
11.429
|
|
28.571
|
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
|
Tổng cộng
|
146.550
|
67.550
|
79.000
|
19.300
|
22.571
|
48.250
|
56.429
|
|
Ghi chú: Sau khi kế hoạch được
phê duyệt, các đơn vị được giao chủ trì xây dựng hồ sơ dự án trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
II. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1. Giai đoạn 2023 - 2025
TT
|
Danh mục dự án
|
Tổng mức đầu tư
(triệu đồng)
|
Trong đó
|
Cơ quan chủ trì thực hiện
|
Ngân sách Nhà nước
|
Vốn của các tổ chức, cá nhân
|
1
|
Điều tra, bảo tồn một số loài
động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ trên địa bàn
tỉnh Gia Lai1
|
10.000
|
10.000
|
|
Chi cục Kiểm lâm
|
2
|
Hoàn thiện, tăng cường tiềm lực
về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại Khu thực nghiệm khoa học và công nghệ,
xây dựng cơ sở vật chất bảo tồn quỹ gen2
|
20.000
|
20.000
|
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
3
|
Đầu tư xây dựng nâng cấp, mở
rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi công nghệ cao3
|
5.000
|
|
5.000
|
Trung tâm Giống Vật nuôi
|
2. Danh mục các dự án ưu
tiên đầu tư giai đoạn 2026 - 2030
TT
|
Danh mục dự án
|
Cơ quan chủ trì thực hiện
|
1
|
Đầu tư mở rộng, hoàn thiện trại
lợn giống cấp I tại trại Giống vật nuôi Ia Khươl
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
2
|
Đầu tư xây dựng trại chăn
nuôi lợn giống cấp I tại trại Giống vật nuôi Đak Pơ
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
3
|
Đầu tư mua sắm máy móc, trang
thiết bị công nghệ cao trại bò giống hạt nhân tại trại Giống vật nuôi Đak Pơ
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
4
|
Xây dựng cơ sở sản xuất giống
cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
5
|
Xây dựng, nâng cấp Trung tâm
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp và sản xuất giống chất lượng
cao tỉnh Gia Lai
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
III. DANH MỤC DỰ ÁN THU HÚT
ĐẦU TƯ
TT
|
Nội dung
|
Dự kiến nguồn vốn
(triệu đồng)
|
Cơ quan chủ trì thực hiện
|
1
|
Dự án Trung tâm giống heo chất
lượng cao xã Sơ Pai, huyện Kbang
|
120.000
|
Các doanh nghiệp nông nghiệp thu hút đầu tư
|
2
|
Dự án Trung tâm giống gà công
nghệ cao xã Lơ Ku, thị trấn Kbang; huyện Kbang
|
200.000
|
Các doanh nghiệp nông nghiệp thu hút đầu tư
|
3
|
Dự án Trung tâm giống cây trồng
và trồng, chế biến, trưng bày sản phẩm cây nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
|
46.000
|
Các doanh nghiệp nông nghiệp thu hút đầu tư
|
4
|
Khu trang trại chăn nuôi ứng
dụng công nghệ cao
|
210.000
|
Các doanh nghiệp nông nghiệp thu hút đầu tư
|
|
Tổng cộng
|
576.000
|
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG NGÂN
SÁCH CỦA UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 1949/KH-UBND ngày 26/07/2023 của UBND tỉnh)
I. DANH MỤC DỰ ÁN SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP
STT
|
Tên dự án
|
Dự kiến nguồn vốn (triệu đồng)
|
Thời gian thực hiện
|
Đơn vị thực hiện
|
Tổng cộng
|
21.700
|
|
|
I
|
Huyện Krông Pa
|
2.000
|
|
|
1
|
Xây dựng mô hình nhân giống sắn
kháng bệnh khảm lá trên địa bàn huyện
|
1.000
|
2024 - 2025
|
UBND huyện Krông Pa
|
2
|
Điều tra, khảo sát và thu thập
nguồn gen động, thực vật quý hiếm, đặc trưng của huyện
|
1.000
|
2026 - 2030
|
UBND huyện Krông Pa
|
II
|
Huyện Phú Thiện
|
5.000
|
|
|
1
|
Dự án sản xuất giống lúa năng
suất chất lượng cao, giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng trên địa bàn huyện
|
1.000
|
2024 - 2025
|
UBND huyện Phú Thiện
|
2
|
Dự án sản xuất giống sắn sạch
bệnh
|
1.000
|
2024 - 2025
|
UBND huyện Phú Thiện
|
3
|
Dự án sản xuất giống thủy sản
công nghệ cao trên địa bàn huyện
|
3.000
|
2026 - 2030
|
UBND huyện Phú Thiện
|
III
|
Huyện Kbang
|
600
|
|
|
1
|
Chăm sóc vườn cây đầu dòng,
vườn giống mắc ca để cung cấp vật liệu nhân giống
|
600
|
2024 - 2025
|
UBND huyện Kbang
|
IV
|
Huyện Ia Pa
|
1.000
|
|
|
1
|
Xây dựng mô hình nhân giống sắn
kháng bệnh khảm lá trên địa bàn huyện
|
500
|
2024 - 2025
|
UBND huyện Ia Pa
|
2
|
Xây dựng mô hình sản xuất lúa
giống
|
500
|
2026 - 2030
|
UBND huyện Ia Pa
|
V
|
Huyện Đak Pơ
|
3.500
|
|
|
1
|
Xây dựng mô hình lai cải tạo giống
dê cỏ để nâng cao tầm vóc và sản lượng thịt dê vùng đồng bào dân tộc thiểu số
|
1.000
|
2023 - 2025
|
UBND huyện Đak Pơ
|
2
|
Nghiên cứu công nghệ cấy truyền
phôi giống bò thịt cao sản
|
1.000
|
2023 - 2025
|
UBND huyện Đak Pơ
|
3
|
Bảo tồn và nuôi giữ giống gốc
bò Brahman
|
1.500
|
2026 - 2030
|
UBND huyện Đak Pơ
|
VI
|
Huyện Đức Cơ
|
6.600
|
|
|
1
|
Bảo tồn và phát triển giống lợn
sóc phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp
|
1.200
|
2023 - 2024
|
UBND huyện Đức Cơ
|
2
|
Phục tráng và bảo tồn giống lúa
GOL nhằm phát triển các sản phẩm đặc sản của huyện
|
900
|
2024 - 2025
|
UBND huyện Đức Cơ
|
3
|
Bảo tồn và phát triển giống
gà xù (Blooh gronh - gà lông xoăn) nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu
số
|
1.100
|
2024 - 2025
|
UBND huyện Đức Cơ
|
4
|
Bảo tồn và nhân rộng giống
lan phi điệp rừng Đức Cơ nhằm phát triển các sản phẩm đặc thù và phát triển
du lịch sinh thái
|
1.100
|
2024 - 2025
|
UBND huyện Đức Cơ
|
5
|
Bảo tồn và phát triển giống bắp
(ngô) Brông (nếp đỏ trắng) nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
|
1.500
|
2026 - 2027
|
UBND huyện Đức Cơ
|
6
|
Bảo tồn và phát triển giống cỏ
thơm (Groch) nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
|
800
|
2027 - 2028
|
UBND huyện Đức Cơ
|
VII
|
Thị xã Ayun Pa
|
3.000
|
|
|
1
|
Xây dựng mô hình nhân giống sắn
kháng bệnh khảm lá trên địa bàn thị xã
|
500
|
2024 - 2025
|
UBND thị xã Ayun Pa
|
2
|
Mô hình sản xuất lúa giống chất
lượng cao ST24, ST25
|
500
|
2024 - 2026
|
UBND thị xã Ayun Pa
|
3
|
Xây dựng mô hình bảo tồn và
phát triển giống heo đen địa phương
|
500
|
2024 - 2027
|
UBND thị xã Ayun Pa
|
4
|
Dự án phục tráng, bảo tồn nguồn
gen giống lúa rẫy người đồng bào Jrai
|
500
|
2026 - 2030
|
UBND thị xã Ayun Pa
|
5
|
Điều tra, khảo sát, thu thập
thông tin nguồn gen các loại vị thuốc có nguồn gốc thực vật để chế biến sản phẩm
men rượu cần truyền thống người đồng bào Jrai trên địa bàn thị xã Ayun Pa
|
500
|
2026 - 2030
|
UBND thị xã Ayun Pa
|
6
|
Nghiên cứu, khảo nghiệm, bảo
tồn và phát triển nguồn gen các loại vị thuốc có nguồn gốc thực vật để chế biến
sản phẩm men rượu cần đặc trưng, truyền thống người đồng bào Jrai trên địa
bàn thị xã Ayun Pa
|
500
|
2026 - 2030
|
UBND thị xã Ayun Pa
|
Ghi chú: UBND các huyện, thị
xã, thành phố giao cơ quan chuyên môn của huyện xây dựng hồ sơ dự án và phê duyệt
để triển khai thực hiện.
II. DANH MỤC DỰ ÁN SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2026 - 2030
STT
|
Danh mục dự án
|
Đơn vị thực hiện
|
I
|
Huyện Krông Pa
|
|
1
|
Xây dựng cơ sở nuôi, trồng,
lưu giữ và bảo quản các loài động, thực vật quý hiếm, đặc trưng của huyện
|
UBND huyện Krông Pa
|
2
|
Xây dựng Nhà màng nhân giống
sắn kháng bệnh khảm lá
|
UBND huyện Krông Pa
|
3
|
Xây dựng nhà nhân giống sắn
|
UBND huyện Krông Pa
|
II
|
Huyện Phú Thiện
|
|
1
|
Dự án đầu tư mua sắm máy móc,
trang thiết bị công nghệ cao phát triển vùng sản xuất giống thủy sản đặc
trưng trên địa bàn huyện
|
UBND huyện Phú Thiện
|
III
|
Huyện Ia Pa
|
|
1
|
Xây dựng cơ sở sản xuất giống
cây trồng (ưu tiên cây ăn quả)
|
UBND huyện Ia Pa
|
IV
|
Thị xã Ayun Pa
|
|
1
|
Đầu tư cơ sở hạ tầng (nhà xưởng,
trang thiết bị máy móc,…) sản xuất, chế biến men và rượu cần truyền thống người
Jrai
|
UBND thị xã Ayun Pa
|
1 Quyết định số
221/QĐ-SKHĐT ngày 29/12/2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về phê duyệt Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Điều tra, bảo tồn một số loài động
vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ trên địa bàn tỉnh
Gia Lai;
2 Quyết định số
1087/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt dự án
Hoàn thiện, tăng cường tiềm lực về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại Khu thực
nghiệm khoa học và công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất bảo tồn quỹ gen;
3 Quyết định số
79/QĐ-TTGVN ngày 28/9/2021 của Trung tâm Giống vật nuôi về phê duyệt báo cáo
kinh tế - kỹ thuật công trình: Đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng quy mô chuồng
trại chăn nuôi công nghệ cao.