Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam?

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam? Hình thức đánh giá học sinh THPT hiện nay?

Nội dung chính

    Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam?

    Dưới đây là mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam có thể tham khảo: 

    Mẫu báo cáo nghiên cứu về Sử thi Ê đê - văn hóa truyền thống Việt Nam:

    1. Đặt vấn đề

    Sử thi Ê đê ra đời trong bối cảnh xã hội loài người trải qua nhiều biến động lớn, đặc biệt là các cuộc di cư lịch sử và những cuộc chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc nhằm giành quyền sống tại vùng rừng núi Tây Nguyên.

    2. Giải quyết vấn đề

    Dân tộc Ê đê, xếp thứ 12 trong số 54 dân tộc anh em tại Việt Nam, có khoảng 331.000 người chủ yếu cư trú tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa và Phú Yên. Người Ê đê gọi sử thi là "klei khan", trong đó "klei" có nghĩa là lời, bài, còn "khan" là hát kể. Hát kể klei khan không chỉ đơn thuần là hát mà còn mang ý nghĩa ngợi ca, thể hiện một hình thức kể chuyện tổng hợp qua âm nhạc.

    Các tác phẩm sử thi phản ánh quan niệm vũ trụ của người Ê đê với ba tầng thế giới: tầng trời, tầng mặt đất và tầng dưới mặt đất, nơi con người và thần linh gần gũi. Sử thi cũng phản ánh xã hội cổ đại của người Ê đê, với cuộc sống bình đẳng và giàu có, đồng thời đề cao quyền lực gia đình mẫu hệ và vai trò của phụ nữ trong quản lý gia đình.

    3. Hình thức hát kể sử thi

    Hát kể sử thi là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian lâu đời của người Ê đê, được truyền miệng qua các thế hệ. Nội dung chủ yếu ca ngợi các anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công xây dựng buôn làng và bảo vệ cộng đồng khỏi áp bức. Hát kể sử thi còn đề cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo và phản kháng những điều trái với đạo lý.

    Ngôn ngữ trong hát kể sử thi Ê đê kết hợp giữa lời và nhạc, với hình thức ngôn ngữ đặc biệt là lời nói vần (klei duê). Người nghệ nhân sử dụng các làn điệu dân ca như Ay ray, kưưt, mmuin để tạo nên nhịp điệu vừa thơ vừa nhạc, giúp họ dễ dàng thuộc những tác phẩm dài.

    Sử thi thường miêu tả những cánh rừng bạt ngàn và cuộc sống giàu có của các tù trưởng, như Đăm Săn và Khing Ju. Hướng đông được coi là hướng của sự sống, nơi ánh mặt trời mang lại hy vọng và sự sinh sôi.

    4. Ảnh hưởng của sử thi đối với dân tộc Ê đê

    Trong sử thi, khi nhân vật tìm kiếm ai đó, câu trả lời thường rất hình tượng, giúp người nghe tưởng tượng về ngôi nhà đẹp và rộng lớn. Nội dung sử thi thường sử dụng ngôn từ tượng hình, tạo ra hình ảnh sống động về không gian và cuộc sống của người Ê đê.

    Trong các lễ hội, như lễ hội bỏ mả của người Ê đê M’Dhur, nghệ nhân kể sử thi cho hàng nghìn người nghe bên đống lửa, tạo nên không khí trang trọng và gắn kết cộng đồng. Những câu chuyện được kể suốt đêm, cho đến khi ánh sáng mặt trời xuất hiện, thể hiện sự tôn vinh văn hóa và truyền thống của dân tộc.

    5. Kết luận

    Sử thi Ê đê là bức tranh toàn diện về đời sống và những anh hùng của cộng đồng. Qua việc hát kể sử thi, người Ê đê không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa lâu đời mà còn truyền tải nét đẹp văn hóa này đến các dân tộc khác, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa của Việt Nam.

    Lưu ý: Thông tin về mẫu báo cáo nghiên cứu về Sử thi Ê đê  chỉ mang tính chất tham khảo. 

    Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam? (hình từ internet)

    Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam? (hình từ internet)

    Hình thức đánh giá học sinh THPT hiện nay là gì?

    Căn cứ Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về 3 hình thức đánh giá học sinh THPT hiện nay như sau:

    (1) Đánh giá bằng nhận xét

    - Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

    - Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

    - Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.

    - Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

    (2) Đánh giá bằng điểm số

    - Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

    - Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

    (3) Hình thức đánh giá đối với các môn học

    - Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

    - Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
    22
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ