Việc tiến hành kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Việc tiến hành kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Việc tiến hành kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 14 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 31/03/2020) thì việc tiến hành kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

    - Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ, trường hợp cần thiết có thể kiểm tra thực tế, xác minh các thông tin, tài liệu; kết quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra.

    - Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và ký xác nhận thông qua biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm tra.

    - Biên bản kiểm tra phải có các nội dung cơ bản như sau:

    + Ngày, tháng, năm lập biên bản;

    + Họ và tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;

    + Họ và tên cá nhân được kiểm tra; họ và tên, chức vụ của đại diện tổ chức được kiểm tra;

    + Nội dung kiểm tra;

    + Thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;

    + Ý kiến của đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan;

    + Nhận xét, đánh giá của đoàn kiểm tra;

    + Chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản và cá nhân hoặc đại diện tổ chức được kiểm tra. Trường hợp biên bản có nhiều trang, kể cả phụ lục, bảng kê kèm theo biên bản thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang của biên bản, phụ lục và bảng kê kèm theo hoặc đóng dấu giáp lai.

     

    8