Việc quản lý sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền được quy định như thế nào?

Việc quản lý sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không?

Nội dung chính

    Việc quản lý sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền được quy định như thế nào?

    Việc quản lý sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền được quy định tại Điều 6 Thông tư 307/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành với nội dung như sau:

    - Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, được để lại 50% trong tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc cung cấp dịch vụ và thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP. Số còn lại 50% (năm mươi phần trăm) phải nộp vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

    Trên đây là nội dung trả lời về việc quản lý sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 307/2016/TT-BTC.

    7