Việc lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản vô chủ, bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm không có người thừa kế được thực hiện ra sao?

Việc lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản vô chủ, bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm không có người thừa kế được thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Việc lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản vô chủ, bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm không có người thừa kế được thực hiện ra sao?

    Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 57/2018/TT-BTC thì việc lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy di sản không có người thừa kế được quy định cụ thể như sau:

    - Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

    Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    - Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

    + Sở Tài chính đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

    +  Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

    - Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của người có thẩm quyền thuộc địa phương theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

    + Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt theo quy định (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý) hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

    + Phòng Tài chính – Kế hoạch lập phương án xử lý tài sản, trình người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

    8