Việc điều tra lấy mẫu phục vụ đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai được thực hiện như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thương Huyền
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Tiềm năng đất đai là gì? Việc điều tra, lấy mẫu phục vụ đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Tiềm năng đất đai là gì?

    Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định tiềm năng đất đai được giải thích như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    10. Quan trắc ô nhiễm đất là hoạt động theo dõi có hệ thống về hàm lượng kim loại nặng có trong đất và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ có trong đất đối với đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm.
    11. Quan trắc thoái hóa đất là hoạt động theo dõi có hệ thống các chỉ tiêu đất bị suy giảm độ phì; đất bị xói mòn; đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; đất bị kết von, đá ong hóa; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.
    12. Tiềm năng đất đai là khả năng về số lượng, chất lượng đất và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp.
    ...

    Theo đó, tiềm năng đất đai được giải thích là khả năng về số lượng, chất lượng đất và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp.

    Việc điều tra, lấy mẫu phục vụ đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai được thực hiện như thế nào?

    Việc điều tra, lấy mẫu phục vụ đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai được thực hiện như thế nào? ( Hình ảnh Internet )

    Việc điều tra, lấy mẫu phục vụ đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định điều tra, lấy mẫu đất phục vụ đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai như sau:

    (1) Khoanh vùng, xác định vị trí khoanh đất điều tra; rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo đặc điểm thổ nhưỡng và đặc điểm địa hình theo quy định tại Mục II Phần A Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; điều tra, mô tả thông tin khoanh đất theo bản mô tả đã chuẩn bị tại khoản 3 Điều 11 Điều 12 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.

    (2) Xác định vị trí điểm điều tra phẫu diện tại thực địa, tọa độ điểm điều tra phẫu diện được xác định bằng thiết bị định vị; cập nhật bổ sung vị trí điểm điều tra phẫu diện lên bản đồ điều tra thực địa (nếu có sự thay đổi); thực hiện đo độ ẩm đất, pH đất bằng máy đo cầm tay.

    (3) Điều tra phẫu diện đất

    - Đào (khoan) phẫu diện chính, phẫu diện phụ và phẫu diện thăm dò;

    - Chụp ảnh mặt cắt phẫu diện đất, ảnh cảnh quan khu vực điều tra phẫu diện;

    - Mô tả phẫu diện đất;

    - Lấy mẫu đất, tiêu bản đất, đóng gói và bảo quản mẫu đất.

    - Phương pháp điều tra phẫu diện của các điểm a, b, c và d khoản này quy định tại Mục I Phần A Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.

    (4) Rà soát, cập nhật kết quả điều tra thực địa tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này vào bảng dữ liệu điều tra đã tạo lập tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.

    (5) Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa.

    Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai bao gồm các loại đất nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai là loại đất như sau:

    Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
    1. Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất cả nước, các vùng kinh tế - xã hội (sau đây gọi là cấp vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây).
    2. Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
    3. Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất
    a) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);
    b) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: các loại đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.
    4. Đối tượng quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất là các loại đất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được xác định theo mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước.
    5. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề xác định trong nhiệm vụ khi phê duyệt.
    6. Đối tượng bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là các loại đất trong khu vực bị thoái hóa, bị ô nhiễm.

    Theo đó, đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh là các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

    50
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ