Việc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện theo những hình thức nào?
Nội dung chính
Việc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện theo những hình thức nào?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì việc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện theo những hình thức sau đây:
- Bảo trì theo chất lượng thực hiện:
Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế.
Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xác định mức giá khoán bảo trì cho từng tài sản thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Mức giá khoán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được xác định theo phương pháp định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động bảo trì hoặc phương pháp chi phí bình quân của hoạt động bảo trì 3 năm liền kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá (nếu có) hoặc kết hợp hai phương pháp trên.
Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.
- Bảo trì theo khối lượng thực tế:
Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì và được thanh toán theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.
- Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 45/2018/NĐ-CP.