Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp bao gồm những loại nào?
Nội dung chính
Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp bao gồm những loại nào?
Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp được quy định tại Điều 8 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:
Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp gồm: LSA-I, LSA-II và LSA-III.
LSA-I gồm:
- Quặng urani, quặng thori hoặc tinh quặng của chúng và các quặng khác chứa nhân phóng xạ tự nhiên được sử dụng để sản xuất các nhân phóng xạ này;
- Urani tự nhiên, urani nghèo, thori tự nhiên, hợp chất hoặc hỗn hợp của chúng với điều kiện chưa được chiếu xạ và ở dạng rắn hoặc dạng lỏng;
- Vật liệu phóng xạ mà giá trị A2 không bị giới hạn trừ vật liệu phân hạch không được miễn trừ như quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN;
- Vật liệu phóng xạ khác mà hoạt độ được phân bố đều và hoạt độ riêng trung bình không vượt quá 30 lần giá trị nồng độ hoạt độ quy định tại Cột 4 Bảng 1 và Cột 4 Bảng 2 TCVN 6867-1:2001 trừ vật liệu phân hạch không được miễn trừ như quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
LSA-II gồm:
- Nước với nồng độ triti đến 0,8 (TBq/L);
- Vật liệu phóng xạ khác mà hoạt độ được phân bố đều và hoạt độ riêng trung bình không vượt 10-4 A2(TBq/g) đối với chất rắn, chất khí và 10-5 A2 (TBq/g) đối với chất lỏng.
LSA-III gồm:
- Vật liệu phóng xạ được phân bố trong chất rắn hoặc vật liệu phóng xạ được phân bố trong tác nhân đóng rắn (như bêtông, nhựa đường, sứ v.v..);
- Vật liệu phóng xạ ít tan hoặc vật liệu phóng xạ được chứa trong bao bì ít tan mà trong trường hợp mất bao bì thì vật liệu phóng xạ bị hao hụt do tan khi ngâm vào nước trong 7 ngày không vượt 0,1 A2 (TBq);
- Vật liệu phóng xạ ở dạng rắn có hoạt độ riêng trung bình (không kể vật liệu che chắn) không vượt 2 x 10-3A2 (TBq/g).