Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017?

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017?

Nội dung chính

    Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017?

    Theo quy định tại Điều 12 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự của Luật này bao gồm:

    - Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;

    - Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;

    - Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;

    - Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;

    - Văn bản của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trả lời chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

    - Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;

    - Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.

    Về thực tiễn giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự:

    Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, những vụ việc thi hành án có dấu hiệu vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ có số lượng tương đối lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân phải thi hành quyết định thi hành án trái luật đó. Cụ thể: về căn cứ bồi thường, theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì một trong những căn cứ để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường đó là khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy định này chưa thực sự tạo được thuận lợi cho người bị thiệt hại trong lĩnh vực thi hành án dân sự  thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Để có được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, thì người bị thiệt hại phải trải qua rất nhiều giai đoạn phức tạp, khó khăn. Hơn nữa, các văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thường có nội dung đánh giá hành vi của người thi hành công vụ có hợp pháp và đúng với quy định của pháp luật hay không, việc người bị thiệt hại khiếu nại, tố cáo là có cơ sở hay không.

    11