Ủy thác tư pháp dân sự chưa có hiệp định tương trợ tư pháp hiện nay được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Ủy thác tư pháp dân sự chưa có hiệp định tương trợ tư pháp hiện nay được quy định như thế nào?
Uỷ thác tư pháp về dân sự là yêu cầu bằng văn bản của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một số hoạt động tương trợ tư pháp.
Trình tự thực hiện ủy thác tư pháp:
– Sau khi nhận được hồ sơ của các nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam gửi đến, Bộ Ngoại giao gửi hồ sơ đó cho Bộ Tư pháp;
– Bộ Tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do bằng văn bản;
– Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để thực hiện;
Sau khi nhận được kết quả thực hiện của các cơ quan nói trên, Bộ Tư pháp gửi kết quả cho cơ quan gửi đề nghị tương trợ tư pháp.
Cách thức thực hiện ủy thác tư pháp:
- Thành phần hồ sơ:
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự;
– Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự (được quy định tại Điều 12 của Luật Tương trợ tư pháp);
– Các giấy tờ khác: Tuỳ từng trường hợp có thể là: Bản án, Thông báo thụ lý án, Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định đình chỉ/tạm đình chỉ giải quyết vụ án…
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ
Thời hạn giải quyết ủy thác tư pháp:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ: về ngôn ngữ, số lượng, về hình thức;
– Thời hạn 5 ngày đối với trường hợp chuyển kết quả thực hiện ủy thác của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận đã thực hiện ủy thác tư pháp.
- Lệ phí (nếu có): Chưa qui định cụ thể
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không