Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/07/2025 được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/07/2025 quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo đó, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/07/2025 quy định như sau:
- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
+ 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản
+ 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/07/2025 quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
- Cơ quan bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác định và theo dõi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; đôn đốc và hướng dẫn việc lập hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vận động để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Các cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành về lao động, dân cư, thuế, đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan đến người tham gia và người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội như sau:
(1) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có)
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
- Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định đối với đối tượng:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
+ Dân quân thường trực
+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
- Đối tượng được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng như sau:
+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
+ Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí
+ Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ
+ Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
(2) Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
(3) Chính phủ quy định chi tiết người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.quy định việc truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.