Tuổi Dần cúng Thần Tài mấy giờ 2025? Giờ hoàng đạo cúng Thần Tài Mùng 10 2025 tuổi Dần?
Nội dung chính
Tuổi Dần cúng Thần Tài mấy giờ 2025? Giờ hoàng đạo cúng Thần Tài Mùng 10 2025 tuổi Dần?
Giờ hoàng đạo cúng Thần Tài Mùng 10 2025 tuổi Dần rất quan trọng để giúp gia chủ đón tài lộc và vận may cả năm. Theo phong thủy, Tuổi Dần cúng Thần Tài nên chọn giờ hoàng đạo để đảm bảo công việc hanh thông, kinh doanh thuận lợi và tài chính vững vàng.
Có thể xem về các giờ đẹp để tuổi Dần cúng Thần Tài như sau:
- Giờ Dần (3h - 5h sáng) là thời điểm đẹp nhất, giúp kích hoạt tài lộc, sự nghiệp thăng tiến.
- Giờ Mão (5h - 7h sáng) sẽ mang đến may mắn, tiền bạc dồi dào.
- Giờ Ngọ (11h - 13h trưa) phù hợp để giữ vượng khí cả năm nếu không thể cúng vào sáng sớm.
Theo đó, mâm cúng vía thần tài đơn giản cần chuẩn bị lễ vật: như hương đèn, hoa tươi, rượu, nước sạch, tiền vàng, xôi, thịt luộc hoặc cá lóc nướng. Cúng đúng giờ đẹp, thành tâm và đủ lễ sẽ giúp gia chủ có một năm phát đạt, tài lộc hanh thông.
Tuổi Dần cúng Thần Tài mấy giờ 2025? Giờ hoàng đạo cúng Thần Tài Mùng 10 2025 tuổi Dần? (Hình từ Internet)
Ngày Thần Tài có được coi là một ngày lễ lớn ở Việt Nam không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo như quy định trên thì ngày Thần Tài không phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên lại rất quan trọng với người làm kinh doanh, buôn bán, để cầu may mắn và tài lộc.
Người lao động được nghỉ tổng cộng bao nhiêu dịp lễ tết trong năm?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, người lao động được nghỉ tổng cộng 6 dịp lễ tết trong 1 năm, gồm:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Bên cạnh đó, đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày lễ Quốc khánh của nước họ.