Từ ngày 01/01/2017, trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án là những trường hợp nào?
Nội dung chính
Từ ngày 01/01/2017, trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án là những trường hợp nào?
Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án từ ngày 01/01/2017 được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) về mức thu miễn giảm thu nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án như sau:
Những trường hợp sau đây không phải không phải chịu lệ phí Tòa án:
a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản 2014;
b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
c) Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;
đ) Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
e) Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên so với trước đây thì đối tượng không phải nộp tiền lệ phí Tòa án được mở rộng, các trường hợp được bổ sung thêm theo quy định này là: cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án; các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.
Thiết nghĩ, những bổ sung nêu trên là hợp lý, tiến bộ, thể hiện tính nhân văn của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể có tranh chấp.
Trên đây là nội dung về trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án từ ngày 01/01/2017. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14