Trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước bị thu hồi thì pháp luật có cho phép bán trụ sở đó hay không?
Nội dung chính
Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước bị thu hồi thì có được bán hay không?
Khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về bán tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:
Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
c) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán quy định tại Điều 45 của Luật này.
...
Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định như sau:
Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
b) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
c) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
d) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
đ) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
e) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trong trường hợp trụ sở cơ quan nhà nước bị thu hồi do không sử dụng liên tục từ 12 tháng trở lên thì có thể được bán tại cơ quan nhà nước.
Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước bị thu hồi thì có được bán hay không? (Ảnh từ Internet)
Mọi trường hợp bán tài sản công đều thông qua đấu giá phải không?
Tại Điều 43 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 có quy định như sau:
Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
...
2. Việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc cơ quan nhà nước có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, không phải tất cả các trường hợp đều thông qua đấu giá, trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
Việc thanh lý tài sản công được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 45 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 thì việc thanh lý tài sản công được quy định như sau:
(1) Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
- Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
- Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
- Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
- Bán.
(3) Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định.