Trong hoạt động ngân hàng, phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trong hoạt động ngân hàng, phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử được quy định như thế nào?
Phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng được hướng dẫn tại Điều 22 Nghị định 35/2007/NĐ-CP về việc giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Theo đó, phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi bảo quản, lưu trữ.
2. Giải pháp kỹ thuật về tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử và đảm bảo an toàn:
a) Lựa chọn sử dụng công nghệ, trang bị kỹ thuật, địa điểm lưu trữ;
b) Tổ chức hệ thống lưu trữ chính và dự phòng;
c) Chế độ kiểm tra và sao lưu định kỳ;
d) Các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn, hợp lý, khoa học, phòng ngừa, khắc phục các rủi ro.
3. Quy trình kỹ thuật bảo quản, lưu trữ:
a) Đưa chứng từ điện tử vào lưu trữ;
b) Khai thác, sử dụng chứng từ điện tử lưu trữ;
c) Kiểm tra, giám sát an toàn đối với chứng từ điện tử lưu trữ;
d) Thực hiện cách thức, biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro;
đ) Tiêu hủy chứng từ điện tử hết thời hạn lưu trữ;
e) Các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỹ thuật bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử.
Trên đây là nội dung về phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng, được quy định tại Nghị định 35/2007/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.