Trình tự để ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ được quy định ra sao?

Hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ theo quy định mới nhất. Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ quy định tại đâu?

Nội dung chính

    Trình tự để ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ được quy định ra sao?

    Điều 9 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định về trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ như sau:

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.

    - Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 27 của Luật này.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.

    - Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế. Trên cơ sở quyết định bằng văn bản của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc ký kết thỏa thuận quốc tế.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết.

    Như vậy, việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ được thực hiện theo các bước nêu trên.

     

    14