Tổ chức thu phí phải làm gì với toàn bộ số tiền phí thu được? Trong trường hợp nào tổ chức thu phí được trích lại 90% số tiền phí thu được?

Quản lý phí và sử dụng thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại được quy định ra sao? Trong trường hợp nào tổ chức thu phí được trích lại 90% số tiền phí thu được?

Nội dung chính

    Quản lý phí và sử dụng thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại được quy định ra sao?

    Quản lý phí và sử dụng thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại được quy định tại Điều 6 Thông tư 223/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

    - Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

    - Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

    12