Tổ chức phát triển rừng sản xuất như thế nào? Khai thác chính và khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên ra sao?

Việc tổ chức phát triển rừng sản xuất được quy định thế nào? Khai thác chính và khai thác tận dụng gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Tổ chức phát triển rừng sản xuất như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung điểm b bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP về phát triển rừng sản xuất quy định như sau:

    Phát triển rừng sản xuất
    ...
    2. Tổ chức phát triển rừng sản xuất
    a) Chủ rừng thực hiện phát triển rừng sản xuất theo phương án quản lý rừng bền vững;
    b) Chủ rừng tự đầu tư hoặc hợp tác, liên kết để thực hiện các dự án phát triển rừng và tổ chức sản xuất trên diện tích rừng, đất trồng rừng sản xuất được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật. Đối với chủ rừng là đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao rừng, đất lâm nghiệp không thu tiền sử dụng, trong quá trình hợp tác, liên kết không được sử dụng đất rừng làm vốn góp để thực hiện các dự án phát triển rừng và tổ chức sản xuất trên diện tích rừng, đất trồng rừng sản xuất được giao.
    ...

    Như vậy, việc tổ chức phát triển rừng sản xuất được thực hiện như sau:

    - Chủ rừng phải thực hiện phát triển rừng sản xuất theo phương án quản lý rừng bền vững.

    - Chủ rừng có thể tự đầu tư hoặc hợp tác, liên kết với các đối tác để thực hiện các dự án phát triển rừng và tổ chức sản xuất trên diện tích rừng, đất trồng rừng sản xuất mà Nhà nước đã giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

    Đối với các chủ rừng là đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp không thu tiền sử dụng, trong quá trình hợp tác, liên kết, không được phép sử dụng đất rừng làm vốn góp để triển khai các dự án phát triển rừng và tổ chức sản xuất trên diện tích rừng, đất trồng rừng sản xuất được giao.

    Tổ chức phát triển rừng sản xuất như thế nào? Khai thác chính và khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên ra sao?

    Tổ chức phát triển rừng sản xuất như thế nào? Khai thác chính và khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên ra sao? (Hình từ Internet)

    Khai thác chính gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên ra sao?

    Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên quy định như sau:

    Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
    1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
    a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;
    b) Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;
    c) Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.
    ...

    Theo đó, việc khai thác chính gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm:

    - Đối tượng: Cây gỗ trên diện tích rừng giàu và rừng trung bình.

    - Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

    + Chủ rừng là tổ chức cần có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    + Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư phải nộp đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận trước khi khai thác gỗ.

    Việc khai thác chỉ được thực hiện khi không có lệnh đóng cửa rừng.

    - Phương thức khai thác: Khai thác chọn với cường độ tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.

    Khai thác tận dụng gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên ra sao?

    Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên quy định như sau:

    Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
    ...
    2. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên
    a) Đối tượng: cây gỗ trên diện tích rừng được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định; cây gỗ chặt hạ khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; cây gỗ trên diện tích rừng trồng thanh lý; cây gỗ trên diện tích rừng được sử dụng để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng và trên diện tích rừng tạm sử dụng để thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện theo quy định.
    b) Điều kiện: có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; quyết định phê duyệt dự án lâm sinh, chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, quyết định thanh lý rừng trồng; quyết định phê duyệt dự án, công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng; quyết định phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng để thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    ...

    Như vậy, việc khai thác tận dụng gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm:

    - Đối tượng:

    + Cây gỗ trên diện tích rừng được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

    + Cây gỗ chặt hạ khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ đào tạo hoặc nghiên cứu khoa học.

    + Cây gỗ trên diện tích rừng trồng thanh lý.

    + Cây gỗ trên diện tích rừng dùng để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.

    + Cây gỗ trên diện tích rừng tạm sử dụng để thi công công trình phục vụ dự án lưới điện theo quy định.

    - Điều kiện:

    + Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng.

    + Quyết định phê duyệt dự án lâm sinh, chương trình hoặc đề tài nghiên cứu khoa học.

    + Quyết định thanh lý rừng trồng.

    + Quyết định phê duyệt dự án công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.

    + Quyết định phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng để thi công công trình phục vụ dự án lưới điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    26